những người sống bên lề xã hội có thể không hòa nhập được vào
những tập thể truyền thống. Ông gọi công ty của mình là “Liên
minh Cầu vồng” vì tính chất đa dạng về tầng lớp xã hội và tôn
giáo. Ông xóa bỏ các cuộc “họp công ty”, thay vào đó là những buổi
“họp mặt gia đình.” Ông xây dựng một chính sách trả lương và chia sẻ
lợi nhuận công bằng.
Tigrett nói: “Tôi chẳng quan tâm tới bất cứ việc gì khác ngoài con
người. Chỉ cần thương yêu họ, quan tâm tới họ, thông cảm với cuộc
sống của họ.”
Một con người mơ tưởng hão huyền hết thuốc
chữa? Một doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản? Không hề, ông là
một doanh nhân thành đạt, chỉ vài năm sau ông đã bán doanh nghiệp
của mình với giá hơn 100 triệu đô la.
Joseph Rebello, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Citizens
Finacial Group, chắc chắn không phải là một ông chủ nhà băng
mẫu mực theo tiêu chuẩn của các bạn. Dù nhận ra tầm quan trọng
của lợi nhuận nhưng ông vẫn vận dụng một lượng kha khá lòng tốt và
lòng nhân ái. Và cũng như Burns của Hãng Ryder Systems, ông luôn
đi đầu trong các phong trào từ thiện, không chỉ bằng việc hiến
tặng tiền bạc từ dãy văn phòng cao tầng của mình. Rebello cho
biết: “Nếu chỉ kiếm tiền thì chúng ta sẽ thất bại.”
Vậy làm thế nào nhà lãnh đạo này tránh được thất bại? Trước
hết, ông hiến tặng một nửa số tiền lương hai triệu đô la của mình
cho trường học. Sau đó, trước khi nhận chức Giám đốc điều hành
tại Citizens Financial Group, ông xin nghỉ phép để xây dựng một ngôi
nhà tình thương cho trẻ em bị đối xử tàn tệ. Ông khuyến khích các
nhân viên làm những công việc từ thiện tương tự và bị phê bình là đã
“quá mềm lòng” (lời phê bình dành cho rất nhiều nhà quản lý và
lãnh đạo được nhắc tới trong cuốn sách này). Ông vui vẻ chấp
nhận sự gán ghép này và trả lời: “Rốt cuộc thì, điều quan trọng