200
gƣơm, những búa, những vớt, những thƣơng, những cƣa; ví nhƣ, có
ngƣời bị hàm oan, thì sát khí nổi lên. Hai tập khí đập nhau, nên có các sự
thiến, cắt, chém, chặt, dùi, đâm, đập, đánh. Vậy nên, tất cả các Đức Nhƣ
Lai thập phƣơng nhận xét sự nóng giận, đồng gọi là dao gƣơm bén; Bồ
tát đối với lòng nóng giận, tránh nhƣ tránh chém giết.
Năm, là tập quán giả dối, dụ dỗ theo nhau, phát sinh lôi kéo lẫn nhau;
dẫn dắt mãi không thôi, nhƣ thế, nên có giây, cây, thòng lọng, căng nọc;
ví nhƣ, nƣớc thấm ruộng thì cỏ cây lớn lên. Hai tập khí kéo nhau, nên có
các sự gông, cùm, xiềng, xích, roi, gậy, qua, bổng. Vậy nên, tất cả các
Đức Nhƣ Lai thập phƣơng nhận xét sự giả dối, đồng gọi là sàm tặc; Bồ
tát đối với sự gian dối, sợ nhƣ beo sói.
Sáu, là tập quán lừa gạt, lừa dối với nhau, phát sinh phỉnh gạt lẫn nhau;
phỉnh gạt mãi không thôi, phát tâm gây điều gian dối; nhƣ thế, nên có
bụi, đất, đại tiện, tiểu tiện, các đồ nhơ nhớp không sạch; nhƣ bụi theo
gió, không thấy lẫn nhau. Hai tập khí dìm nhau, nên có những sự chìm
đắm, nhảy, ném, bay, rơi, trôi lăn. Vậy nên, tất cả các Đức Nhƣ Lai thập
phƣơng nhận xét sự lừa gạt, đồng gọi là cƣớp giết; Bồ tát đối với sự lừa
gạt, nhƣ giẫm rắn độc.
Bảy, là tập quán thù oán, hiềm khích lẫn nhau, phát sinh ôm ấp lòng
giận, nhƣ thế, nên có quăng đá, ném gạch, hộp nhốt, xe cũi, bình đựng,
đãy bọc, nhƣ ngƣời hiểm độc ôm ấp điều dữ. Hai tập khí nuốt nhau, nên
có những sự ném, quăng, nắm, bắt, đánh, bắn, gieo, ôm. Vậy nên, tất cả
các Đức Nhƣ Lai thập phƣơng nhận xét sự thù oán, gọi là quỷ Vi hại; Bồ
tát đối với sự thù oán, nhƣ uống ruợu độc.
Tám, là tập quán ác kiến, tranh cãi với nhau, nhƣ ngã kiến, kiến thủ, giới
cấm thủ và các nghiệp tà ngộ, phát sinh chống trái lẫn nhau; nhƣ thế, nên
có quan lại chứng thực, nắm giữ giấy tờ, đông nhƣ ngƣời đi đƣờng, qua
lại gặp nhau. Hai tập khí giao nhau, nên có các sự khám hỏi, mƣu mẹo,
khảo cứu, tra tấn, đòi hỏi, gạn xét, cứu tra cho rõ và những đồng tử thiện
ác, tay cầm sổ sách, biện bạch cãi vã. Vậy nên, tất cả các Đức Nhƣ Lai
thập phƣơng nhận xét ác kiến, đồng gọi là kiến khanh; Bồ tát đối với
những thiên chấp hƣ vọng, nhƣ đứng bên hố độc.