211
A Nan, bốn loài tốt ấy, tất cả những cảnh khổ vui trong thế gian không
lay động đƣợc; tuy không phải là chỗ bất động chân thật của đạo vô vi;
song, nơi cái tâm hữu sở đắc, công dụng đã thuần thục, nên gọi là Tứ
thiền.
A Nan, trong đó, lại có năm bậc Bất hoàn thiên, các vị này đã diệt hết
tập khí chín phẩm tƣ hoặc trong cõi dƣới rồi, khổ vui không còn, bên
dƣới không có chỗ ở, nên an lập chỗ ở nơi chúng đồng phận của tâm xả
bỏ.
A Nan, khổ vui cả hai đều diệt, không còn tâm niệm ƣa ghét; một loài
nhƣ thế, gọi là Vô phiền thiên.
Tự tại buông xả, không còn năng xả, sở xả; một loài nhƣ thế, gọi là Vô
nhiệt thiên.
Khéo thấy thế giới mƣời phƣơng thảy đều đứng lặng, không còn tất cả
những cấu nhiễm trầm trọng của trần cảnh; một loài nhƣ thế, gọi là
Thiện kiến thiên.
Tri kiến thanh tịnh hiện tiền, sử dụng đƣợc không ngăn ngại; một loài
nhƣ thế, gọi là Thiện hiện thiên.
Quán sát rốt ráo các cực vi, cùng tột tính của sắc Pháp, vào tính không
bờ bến; một loài nhƣ thế, gọi là Sắc cứu cánh thiên.
A Nan, những bậc Bất hoàn thiên đó, chỉ riêng bốn vị thiên vƣơng Tứ
thiền đƣợc có kính nghe, nhƣng không thể thấy biết; cũng nhƣ hiện nay,
có các thánh đạo tràng nơi rừng sâu đồng rộng thế gian, đều là những
nơi trụ trì của các vị A la hán, nhƣng những ngƣời thô thiển thế gian
không thể thấy đƣợc.
A Nan, mƣời tám loài trời đó, tâm thƣờng ở trong định, không dính dáng
với trần cảnh, song chƣa hết cái lụy của hình hài; từ đó trở về, gọi là Sắc
giới.