212
ĐOẠN III - VÔ SẮC GIỚI
"Lại nữa, A Nan, từ chỗ cao nhất của Sắc giới, lại có hai đƣờng rẽ. Nếu
nơi tâm xả bỏ, phát minh đƣợc trí tuệ, trí tuệ sáng suốt viên thông, thì ra
khỏi cõi trần, thành vị A la hán, vào Bồ tát thừa; một loài nhƣ thế, gọi là
Hồi tâm Đại A la hán.
Nếu nơi tâm xả bỏ, khi thành tựu đƣợc sự xả bỏ rồi, lại cảm thấy cái
thân làm ngăn ngại và tiêu cái ngăn ngại ấy vào hƣ không, thì một loài
nhƣ thế, gọi là Không vô biên xứ.
Các chất ngại đã tiêu trừ rồi, nhƣng không diệt đƣợc cái vô ngại, trong
đó chỉ còn thức A lại gia và còn nguyên vẹn phần nửa vi tế của thứ Mạt
na; một loài nhƣ thế, gọi là Thức vô biên xứ.
Sắc và không đã hết, cái tâm biết là hết ấy cũng diệt trừ, mƣời phƣơng
vắng lặng, không còn gì nữa; một loài nhƣ thế, gọi là Vô sở hữu xứ.
Thức tính vốn không lay động, lại dùng cái diệt mà diệt đến cùng; trong
chỗ không thể hết, phát minh nhận cho là hết, nên hình nhƣ còn, mà
không phải còn, hình nhƣ hết, mà không phải hết; một loài nhƣ thế, gọi
là Phi tƣởng phi phi tƣởng xứ.
Hạng nầy xét cùng cái không, nhƣng không tột lý không; nếu từ Thánh
đạo cõi trời Bất Hoàn mà xét cùng, thì một loài nhƣ thế, gọi là Bất hồi
tâm độn A la hán.
Nếu từ cõi trời vô tƣởng và ngoại đạo mà xét cùng cái không, không biết
trở về, mê lầm không nghe Chính Pháp, thì sẽ vào trong luân hồi.
A Nan, trên các cõi trời đó, mỗi mỗi đều là những phàm phu hƣởng sự
báo đáp của nghiệp quả và khi sự báo đáp ấy hết rồi, thì trở vào trong
luân hồi.
Thiên vƣơng các cõi kia, thƣờng là Bồ tát, dùng Tam ma đề mà lần lƣợt
tiến lên, hồi hƣớng về đƣờng tu hành đạo Phật.