240
Tức nơi tâm tƣởng tƣợng việc lên cao, vừa nói trƣớc kia, nó có thể khiến
thân ông thật chịu ghê rợn; nhân các thụ sinh ra, có thể xúc động đến sắc
thân. Vậy hiện nay, hai thứ thọ thuận ích và vi tổn đang rong ruổi nơi
ông, thì gọi là vọng tƣởng hƣ minh thứ hai.
Do những ý nghĩ sai khiến sắc thân của ông; nếu sắc thân không phải
cùng loài, thì làm sao thân ông lại theo ý nghĩ sai khiến, nhận các thứ
hình tƣợng, sinh tâm chấp nhận các hình, phù hợp với ý nghĩ; lúc thức là
tƣởng tâm, lúc ngủ làm chiêm bao. Vậy những vọng tính lay động tƣởng
nghĩ của ông gọi là vọng tƣởng dung thông thứ ba.
Sự chuyển hoá không dừng, xoay vần thầm thầm dời đổi; móng tay dài,
tóc sinh ra, khí lực tiêu, da mặt nhăn, ngày đêm thay đổi, mà không hề
hay biết.
A Nan, nếu cái đó không phải là ông, thì làm sao thân ông, lại dời đổi;
nhƣng, nếu nó thật là ông, thì sao ông lại không hay biết. Vậy, các hành
niệm, niệm không dừng của ông, gọi là vọng tƣởng u ẩn thứ tƣ.
Lại chỗ tinh minh đứng lặng, không lay động của ông, gọi là thƣờng
còn, thì nơi thân ông, không ra ngoài những sự thấy, nghe, hay, biết.
Nếu nó thật là tính tinh chân, thì không thể huân tập đƣợc điều vọng; vì
thế nhân gì bọn ông, trong mấy năm trƣớc, đã từng xem một vật lạ; trải
qua nhiều năm không hề nghĩ đến; về sau bỗng nhiên thấy vật lạ đó, thì
nhớ lại rõ ràng, không có thiếu sót; vậy trong tính tinh minh đứng lặng,
không lay động ấy, từng niệm từng niệm chịu huân tập, không thể tính
toán hết đƣợc;
A Nan, nên biết cái đứng lặng đó, không phải thật, nhƣ nƣớc chảy gấp,
trông nhƣ đứng lặng, vì chảy gấp mà không thấy, chứ không phải không
chảy. Nếu cội gốc cái đó, không phải vọng tƣởng, thì đâu lại chịu để hƣ
vọng huân tập. Nếu sáu căn của ông chƣa đƣợc tự tại chia hợp, dùng
thay lẫn nhau, thì cái vọng tƣởng đó không lúc nào diệt đƣợc. Vậy nên
hiện nay, cái tập khí quán xuyến tập trung những điều thấy, nghe, hay,
biết của ông, là cái vọng tƣởng điên đảo vi tế, huyễn hóa, rỗng trống thứ
năm, trong tính trạm liễu của ông.