KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Trang 47

47

ĐOẠN V

LẠI NGHI NHÂN DUYÊN


Ông A Nan bạch Phật rằng: "Thƣa Thế Tôn, chắc cái tâm tính ấy, không
phải nhân duyên, thế sao Đức Thế Tôn lại thƣờng chỉ dạy cho các hàng
tỷ khƣu rằng: Tính thấy có bốn thứ nhân duyên, nghĩa là nhân hƣ không,
nhân ánh sáng, nhân cái tâm và nhân con mắt. Nghĩa đó thế nào?

ĐOẠN VI

PHẬT LẠI BÁC NHÂN DUYÊN, TỰ NHIÊN ĐỂ

NÊU RA TÍNH THẤY RỜI CẢ BỐN TƢỚNG


Phật bảo: A Nan, tôi nói nhƣ thế là nói về các tƣớng nhân duyên thế
gian, đó không phải là đệ nhất nghĩa. A Nan, tôi lại hỏi ông: Các ngƣời
thế gian nói: Tôi thấy đƣợc, thì thế nào, họ gọi là thấy, còn thế nào, họ
gọi là không thấy?"

Ông A Nan bạch: Ngƣời đời nhân ánh sáng mặt trời, mặt trăng và đèn,
thấy các hình tƣớng, thì gọi là thấy, còn nếu không có ba thứ ánh sáng
đó, thì không thể thấy đƣợc."

- A Nan, nếu khi không sáng mà gọi là không thấy, thì lẽ ra không thấy
đƣợc tối; nếu đã thấy đƣợc tối, thì khi đó, chỉ là không sáng, chứ đâu
phải là không thấy. A Nan, nếu trong lúc tối, vì không thấy sáng mà gọi
là không thấy; vậy nay, trong lúc sáng, không thấy cái tối, thì lại cũng
phải gọi là không thấy; thế thì cả hai lúc sáng, tối, cũng đều gọi là không
thấy cả. Còn nếu nhƣ hai cái sáng và tối tự lấn át nhau, chứ không phải
trong đó, tính thấy của ông tạm thời không có; thế thì biết cả hai lúc đều
gọi là thấy, chứ sao lại gọi là không thấy. A Nan, vì vậy ông nên biết
rằng: Trong lúc thấy sáng, cái thấy không phải là cái sáng, trong lúc thấy
tối, cái thấy không phải là cái tối, trong lúc thấy hƣ không, cái thấy
không phải là hƣ không, trong lúc thấy ngăn bịt, cái thấy không phải là
ngăn bịt.



Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.