KINH THỦ LĂNG NGHIÊM - Trang 90

90

ĐOẠN III

CHỈ DỨT CÁC DUYÊN THÌ HẾT ĐIÊN

VÀ GIÁC TÍNH VỐN CÙNG KHẮP


"Ông chỉ không theo phân biệt ba thứ tiếp tục nơi thế gian, nghiệp quả,
chúng sinh", thì ba duyên đã đoạn rồi, ba nhân không sinh ra nữa, và
tính điên của anh Diễn nhã đạt đa trong tâm ông tự hết. Hết, tức là tâm
tính Bồ đề trong sạch sáng suốt, bản lai cùng khắp Pháp giới, không do
ai đƣa lại, nào cần gì phải tu chứng nhọc nhằn vất vả.

Ví nhƣ có ngƣời, ở nơi áo mình, buộc một hạt châu nhƣ ý, mà không hay
biết, nên phải xin ăn rong ruổi phƣơng xa, nghèo nàn rách rƣới; tuy
ngƣời ấy thật nghèo nàn, nhƣng hạt châu không hề bị mất; bỗng nhiên có
ngƣời khôn, chỉ hạt châu ra cho, thì ngƣời ấy muốn gì đƣợc nấy, thành
giàu có lớn, rồi mới ngộ đƣợc hạt châu quý hóa ấy, không phải do ở
ngoài đƣa tới".

MỤC X - LẠI PHÁ XÍCH NHÂN DUYÊN, TỰ NHIÊN

VÀ TRÁCH CHỈ BIẾT NGHE NHIỀU

ĐOẠN I

PHÁT NGHI MÀ HỎI


Khi bấy giờ ông A Nan, ở trong đại chúng, đỉnh lễ chân Phật, đứng dậy
bạch Phật: "Đức Thế Tôn hiện nói về các nghiệp sát, đạo, dâm. Về ba
duyên đoạn rồi, thì ba nhân không sinh và tính điên anh Diễn nhã đạt đa
trong tâm tự hết; hết, tức là Bồ đề, không do ngƣời khác đƣa tới; nhƣ
thế, rõ ràng là nhân duyên rồi, làm sao Đức Nhƣ Lai lại bỏ nghĩa nhân
duyên? Chính tôi, do nhân duyên, mà tâm đƣợc khai ngộ.

Bạch Thế Tôn, nghĩa ấy đâu chỉ đối với hàng Thanh văn hữu học, ít tuổi
nhƣ chúng tôi, mà hiện nay, trong Hội nầy, ông Đại mục kiền liên, ông
Xá lợi phất, ông Tu bồ đề, vân vân ... cũng từ ông Lão Phạm Chí nghe lý
nhân duyên của Phật, mà phát tâm khai ngộ, đƣợc thành quả vô lậu. Nay
Phật dạy rằng Bồ đề không do nhân duyên, thì các thuyết tự nhiên của
bọn Câu xá ly, thành Vƣơng xá, lại thành đệ nhất nghĩa. Xin Phật rủ
lòng đại bi, khai phá chỗ mê lầm cho chúng tôi".

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.