- Này thiện nam, khi người tỉa râu đức vua, ngươi nên dùng cái nhíp kẹp râu
tóc ngài trước, rồi dùng dao cạo sau. Nếu đức vua ban cho ngươi một điều
ước, ngươi phải tâu rằng ngươi không cần gì cả, mà ngươi chỉ muốn biết ý
nghĩa khúc ca của ngài thôi. Nếu ngươi làm vậy, ta sẽ cho ngươi nhiều tiền.
Y đồng ý ngay.
Hôm sau, khi y tỉa râu vua, y cầm cái nhíp trước. Vua hỏi:
- Gangamàla, đây là kiểu mới của ngươi ư?
- Tâu Ðại vương, phải - y đáp - thợ hớt tóc thường có kiểu mới.
Rồi y kẹp tóc vua với cái nhíp trước và dùng dao cạo sau. Vua liền ban cho y
một điều ước.
- Tâu Ðại vương, thần không muốn gì cả. Xin Ðại vương cho thần biết ý
nghĩ khúc ca ấy.
Vua hổ thẹn khi phải nói đến nghề nghiệp của mình trong thuở hàn vi đời
trước, liền bảo:
- Này thiện nam, điều ước kia có ích lợi gì cho ngươi đâu? Hãy chọn điều
khác.
Nhưng người hớt tóc cứ van xin điều ấy. Vua sợ thất hứa nên đồng ý. Như
đã tả trong Tiền thân Kummàsapinda, số 415, vua truyền chuẩn bị mọi sự rất
trọng thể rồi ngồi trên bảo tọa bằng ngọc, kể tất cả chuyện công đức trong
đời vừa qua tại kinh thành này. Rồi ngài bảo:
- Ðiều ấy giải thích nửa vần kệ, còn nửa vần kia kể chuyện hiền hữu ta trở
thành nhà khổ hạnh trong lúc ta làm vị vua độc nhất trong niềm tự hào, điều
ấy giải thích phần thứ hai của ca khúc hoan lạc ấy.
Nghe vậy, người hớt tóc suy nghĩ: "Như vậy, đức vua được hưởng cả vinh
quang này vì đã giữ nửa ngày trai gới. Ðức hạnh quả thật là chánh đạo. Giả
sử ta cũng trở thành nhà khổ hạnh và tìm đường giải thoát cho ta được
chăng?"
Người hớt tóc liền từ giã đám thân thuộc, tài vật thế gian, rồi xin phép vua
trở thành nhà tu hành đi về vùng Tuyết Sơn làm vị khổ hạnh. Khi nhận thức