- Thưa Sa-môn Gotama, từ lúc tôi đến đây trên bờ sông Aciravati, Ngài cũng
đã biết tôi làm gì rồi. Tôi đã đi đây đó, và hứa cúng dường Ngài khi hoa màu
chín, nay cơn lụt đã cuốn trôi hết mọi hoa lợi ra biển, chẳng còn lại gì cả.
Bắp ngô bị thiêu hủy cả đến trăm cỗ xe, vì thế tôi đang sầu khổ lắm đây.
- Này, của mất mát có thể trở lại nhờ than khóc không?
- Thua Sa-môn Gotama, nó không trở lại được.
- Nếu vậy tại sao sầu khổ? Sự giàu sang của người đời hay thóc lúa, khi còn
đó thì chúng có mặt, và khi mất rồi thì thôi. Chẳng có vật hữu hình nào
không chịu hoạt diện, thôi ông đừng sầu muộn vì nó nữa.
An ủi ông như thế xong, Ngài nhắc lại Kinh Tham dục (Kinh Tập IV, kệ
766) vì thích hợp với hoàn cảnh này. Khi Ngài kết thúc bài Kinh Tham dục
ấy, vị Bà-la-môn buồn khổ đã được an trú vào Sơ quả Dự lưu. Sau khi làm
tan biến nỗi buồn của ông, bậc Ðạo Sư đứng dậy từ chỗ ngồi và trở về tinh
xá. Cả thị trấn đều nghe tin bậc Ðạo Sư đã đi tìm Bà-la-môn đang bị đau đớn
hành hạ như thế nào rồi an ủi ông và an trú ông vào quả Dự Lưu ra sao.
Tăng chúng nói đến việc ấy tại Chánh pháp đường:
- Này các Hiền giả, đấng Thập Lực đã kết bạn với một vị Bà-la-môn, ngày
càng thân thiết, đã tạo cơ hội thuyết Pháp cho ông, đang lúc ông gặp cơn đau
khổ xé nát cõi lòng. Ngài an ủi cho vơi niềm đau khổ rối an trú ông vào quả
Dự Lưu.
Bậc Ðạo Sư bước vào, và hỏi:
- Náy các Tỷ-kheo, các ông đang nói chuyện gì khi ngồi lại đây?
Tăng chúng thưa lại với Ngài. Ngài đáp:
- Ðây không phải là lần đầu tiên, này các Tỷ-kheo, mà ta chữa lành nỗi đau
buồn của kẻ ấy, song ngày xưa, đã lâu lắm, Ta cũng làm như vậy.
Và cùng với những lời này. Ngài kể một chuyện quá khứ.
*
Một thời, vua Brahmadatta trị vì ở Ba la nại có hai vương tử. Ngài phong
chức phó vương cho thái tử, còn vị thứ hai làm đại tướng quân. Sau đó khi