vua Brahmadatta băng hà, triều thần phải phong vương cho thái tử bằng nghi
lễ quán đảnh. Song chàng bảo:
- Ta chẳng màng giang sơn quốc độ, hãy để vương đệ ta trị nước.
Ðại chúng van xin cầu khẩn thái tử, song chàng chẳng muốn chuyện đó, nên
vị vương đệ được quán đảnh phong vương. Thái tử cũng không màng ngôi
vị phó vương hay chức tước gì cả, khi triều thần xin chàng ở lại, sinh sống
trên mảnh đất trù phú này, chàng đáp:
- Không, ta không làm gì được trong kinh thành này cả.
Rồi chàng ra đi, rời khỏi Ba la nại, chàng đến vùng biên địa và sống với một
gia đình thương gia giàu có, làm việc bằng đôi tay của mình. Những người
này sau một thời gian biết được chàng là thái tử, nên không để cho chàng
làm việc nữa, họ hầu hạ chàng như thể một vương tử phải được cung phụng
vậy.
Bấy giờ, sau một thời gian, triều thần đến làng đó để vẽ họa đồ đồng ruộng.
Lúc ấy người lái buôn nói với vương tử.
- Tâu Ðiện hạ, vì công lao chúng thần phụng dưỡng ngài, mong ngài gửi về
vương đệ của ngài một bức thư để xin dùm cho chúng thần được miễn giảm
thuế chăng?
Chàng đồng ý làm việc ấy và viết như sau: "Ta đang sống với một gia đình
thương nhân nọ, ta xin vương đệ vì ta mà miễn thuế cho họ."
Vua chấp thuận, và làm y theo như vậy. Từ đó dân làng và dân cả vùng ấy
đến gặp chàng bảo:
- Hãy xin cho chúng thần được miễn thuế, rồi chúng thần sẽ đóng thuế cho
ngài. Chàng làm thỉnh nguyện thư cho họ, và xin cho họ miễn thuế. Sau đó
dân chúng trả thuế cho chàng. Lúc ấy, lợi tức và danh tiếng chàng rất lớn,
cùng với lợi danh này, lòng tham của chàng cũng khởi lên, vì thế dần dần
chàng đòi cả thị trấn, chàng đòi chức phó vương cũ và vương đệ chàng cứ
ban cho chàng tất cả. Lúc ấy lòng tham của chàng cứ tăng trưởng, chàng
không hài lòng với chức vị phó vương, và quyết định chiếm lại ngai vàng.
Nhắm mục đích ấy, chàng lên đường cùng với một đám người, đóng tại
ngoại ô kinh thành và gửi thư vào vương đệ chàng: