- Bạch Tôn sư, ngài không thấy lỗi của ngài, mặc dù ngài thấy lỗi của tôi.
Ngài đã chẳng rời bỏ vương quốc và xuất gia, tự bảo: "Tại sao ta phải
khuyến giáo kẻ khác? Ta muốn khuyến giáo bản thân ta mà thôi" ư? Thế sao
nay ngài lại đang khuyến giáo tôi đấy?
Rồi vị ấy ngâm vần kệ thứ hai:
2. Ngài bỏ Gan-dha, mọi phố phường,
Biết bao châu báu ở kho tàng,
Không còn ban lệnh cho ai nữa,
Nay lại truyền tôi lệnh ấy chăng?
Nghe vậy Bồ-tát ngâm vần kệ thứ ba:
3. Chính vì chân chánh, ta khuyên răn,
Vì ghét những gì chẳng chánh chân,
Khi nói cho ông điều chánh hạnh,
Lỗi lầm ta chẳng phạm vào thân.
Ẩn sĩ xứ Videha nghe Bồ-tát nói, đáp lại:
- Bạch Tôn sư, thuyết giảng cho người khác sau khi đã làm kẻ ấy đau buồn
giận dỗi là điều không thích hợp, dầu có thuyết giảng đúng vấn đề đi nữa.
Tôn sư đang nặng lời gay gắt với tôi như thể cạo đầu tôi với con dao cùn!
Rồi vị ấy ngâm vần kệ thứ tư:
4. Bất cứ lời nào, nếu nói ra,
Sẽ gây thương tổn đến người ta,
Trí nhân không nói ra lời ấy,
Cho dẫu tạo nên quá lớn mà!
Bồ-tát liền đáp vần kệ thứ năm:
5. Người nghe ta rắc trấu hay không,
Hay dẫu người kia bị tổn thương,
Khi nói ra điều gì chánh hạnh,
Lỗi lầm ta chẳng phạm vào thân.
Nói vậy xong, ngài tiếp tục bảo: