290
28. Ðại kinh Dụ dấu chân voi (Mahàhatthipadopama sutta)
Chư Hiền, thế nào là sắc thủ uẩn? Bốn đại và sắc khởi
lên từ bốn đại. Chư Hiền, thế nào là bốn đại? Chính là địa
giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.
(Ðịa giới)
Chư Hiền, thế nào là địa giới? Có nội địa giới, có ngoại
địa giới. Chư Hiền, thế nào là nội địa giới? Cái gì thuộc nội
thân, thuộc cá nhân, thô phù, kiên cứng, bị chấp thủ, như tóc,
lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan,
hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bao tử, phân,
và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thô phù,
kiên cứng, bị chấp thủ. Chư Hiền, như vậy gọi là nội địa giới.
Những gì thuộc nội địa giới và những gì thuộc ngoại địa giới
đều thuộc về địa giới. Cần phải như thật quán sát địa giới với
chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này
không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". Sau khi
như thật quán sát địa giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy
sanh yểm ly đối với địa giới, tâm từ bỏ địa giới.
Chư Hiền, một thời xảy ra khi ngoại địa giới dao động,
trong thời ấy ngoại địa giới bị biến mất. Chư Hiền, tánh vô
thường của ngoại địa giới xưa ấy có thể nêu rõ, tánh hủy hoại
có thể nêu rõ, tánh đoạn diệt có thể nêu rõ, tánh biến dịch có
thể nêu rõ. Như vậy còn nói gì đến thân thể yểu thọ do khát
ái chấp thủ này? Ở đây không có gì để có thể nói là tôi, là
của tôi, hay tôi là.
Chư Hiền, nếu có những người khác mắng nhiếc, chỉ
trích, chọc tức, nhiễu não Tỷ-kheo, vị ấy biết rõ như sau:
"Khổ thọ khởi lên nơi tôi, thọ này thuộc tai xúc chạm, thọ
này do nhân duyên, không phải không do nhân duyên, do
nhân duyên gì? Do nhân duyên xúc". Vị ấy thấy xúc là vô
thường, thấy thọ là vô thường, thấy tưởng là vô thường, thấy
hành là vô thường, thấy thức là vô thường. Tâm của vị này