248
74. Kinh Trường Trảo (Dìghanakha sutta)
Ở đây, này Aggivessana, nếu có những Sa-môn, Bà-la-
môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần
làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú". Ở đây,
người có trí suy nghĩ như sau: "Nếu ta nói tri kiến này của ta:
"Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích
thú", và nếu ta cố chấp, kiên chấp tri kiến này và nói: "Ðây là
sự thật ngoài ra là hư vọng", thì như vậy, ta đối nghịch với
hai hạng người: Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như
sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi thích thú" và
Sa-môn hay Bà la-môn này có lý thuyết như sau, có tri kiến
như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú". Ta sẽ đối
nghịch với hai hạng người này. Khi nào có đối nghịch thời
có tranh luận; khi nào có tranh luận thời có chống đối, khi
nào có chống đối thời có bực mình". Như vậy, vị này vì thấy
sự đối nghịch tranh luận, chống đối và bực mình, nên từ bỏ
tri kiến ấy, không chấp thủ tri kiến khác. Như vậy là sự đoạn
trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến
này.
Nhưng này Aggivessana, thân này có sắc, do bốn đại
thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường,
biến hoại, phân toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, cần phải được
quán sát là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như
mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch,
như phá hoại, là không, là vô ngã. Khi vị ấy quán sát thân
này là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên,
như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá
hoại, là không, là vô ngã, thời thân, thân dục, thân ái, thân
phục tòng được đoạn diệt.
Này Aggivessana, có ba thọ này; lạc thọ, khổ thọ, bất
khổ bất lạc thọ. Này Aggivessana, trong khi cảm giác lạc thọ,
chính khi ấy không cảm giác khổ thọ, không cảm giác bất