KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 228

Trung Bộ Kinh – Tập 3

231

lợt. Nếu có người có mắt để viên ngọc trên bàn tay của mình,
người ấy sẽ thấy rõ ràng: "Ðây là viên ngọc lưu ly, thanh tịnh,
thuần nhất, có tám cạnh, khéo cắt, khéo dũa, trong sáng,
không tỳ vết, hoàn hảo trong mọi phương diện. Ðây là sợi
dây xâu qua, sợi dây màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu
trắng hay màu vàng lợt". Cũng vậy, này Ananda, khi Bồ-tát
nhập mẫu thai, mẹ Bồ-tát không bị một bệnh tật gì. Bà sống
với tâm hoan hỷ, với tâm khoan khoái. Bà thấy trong bào thai
của mình vị Bồ-tát đầy đủ bộ phận và chân tay". Vì rằng,
bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một
hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ từ

Thế Tôn: "Sau khi sanh Bồ-tát bảy ngày, này Ananda, mẹ
Bồ-tát mệnh chung và sanh lên cõi trời Ðâu suất". Vì rằng,
bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một
hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ

từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ananda,
mang bầu thai trong bụng chín tháng hay mười tháng rồi mới
sanh, mẹ Bồ-tát sanh Bồ-tát không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát
mang Bồ-tát trong bụng mười tháng rồi mới sanh". Vì rằng,
bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là một
hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ

từ Thế Tôn: "Trong khi các người đàn bà khác, này Ananda,
hoặc ngồi hoặc nằm mà sanh con, mẹ vị Bồ-tát sanh Bồ- tát
không phải như vậy. Mẹ Bồ-tát đứng mà sanh Bồ-tát". Vì
rằng, bạch Thế Tôn, con thọ trì sự việc này, bạch Thế Tôn, là
một hy hữu, một vị tằng hữu của Thế Tôn.

Bạch Thế Tôn, con tận mặt nghe, con tận mặt ghi nhớ

từ Thế Tôn: "Khi Bồ-tát từ bụng mẹ sanh ra, này Ananda,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.