250
125. Kinh Ðiều ngự địa (Dantabhùmi sutta)
Rồi Như Lai huấn luyện thêm vị ấy:
-- Hãy đến, này Tỷ-kheo, hãy trú quán thân trên thân,
và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến thân; hãy trú quán thọ
trên các cảm thọ, và chớ có suy tư trên tầm liên hệ đến cảm
thọ; hãy trú quán tâm trên tâm, chớ có suy tư trên tầm liên hệ
đến tâm; hãy trú quán pháp trên các pháp, và chớ có suy tư
trên tầm liên hệ đến các pháp.
Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một
trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh
nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm
sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và
an trú Thiền thứ ba. Vị ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm
thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc,
xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu
nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng trí. Vị ấy
nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời,
bốn đời, năm đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời,
một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại
kiếp, nhiều thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia, ta có
tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này,
ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến
mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ
nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này,
giai cấp như thế này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như
thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ
nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy vị ấy nhớ đến những đời
sống quá khứ, cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
Với tâm định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, không cấu
nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,