Trung Bộ Kinh – Tập 3
279
Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật...
Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự sợ hãi
khởi lên nơi Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta;
khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện
khởi các sắc pháp". Ví như, này các Anuruddha, một người
đang đi trên con đường, có kẻ giết người nhảy đến (công
kích) từ hai phía. Do nhân duyên từ hai phía, người ấy khởi
lên sợ hãi. Cũng vậy, này các Anuruddha, sợ hãi khởi lên nơi
Ta. Vì có sợ hãi, nên định bị biến diệt nơi Ta; khi định bị
biến diệt, hào quang biến mất cùng với sự hiện khởi các sắc
pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để nghi hoặc, không tác ý,
hôn trầm, thụy miên và sự sợ hãi không khởi lên nơi Ta nữa".
Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật.. Rồi
này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Sự phấn chấn
(ubbilla) khởi lên nơi Ta. Vì có sự phấn chấn, nên định bị
biến diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất
cùng với sự hiện khởi các sắc pháp. Ví như, này các
Anuruddha, một người đi tìm cửa miệng một kho tàng, và
trong một lần tìm được năm cửa miệng kho tàng, do nhân
duyên này phấn chấn khởi lên. Cũng vậy, này các Anuruddha,
phấn chấn khởi lên nơi Ta. Vì có phấn chấn nên định bị biến
diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt mất cùng với sự hiện khởi
các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào, để nghi hoặc, không
tác ý, hôn trầm, thụy miên, sợ hãi và sự phấn chấn không
khởi lên nơi Ta nữa".
Rồi này các Anuruddha, Ta sống không phóng dật...
Rồi này các Anuruddha, Ta suy nghĩ như sau: "Dâm ý
(dutthullam) khởi lên nơi Ta. Vì có dâm ý, nên định bị biến
diệt nơi Ta; khi định bị biến diệt, hào quang biến mất cùng
với sự hiện khởi các sắc pháp. Vậy Ta phải làm thế nào để