Trung Bộ Kinh – Tập 3
37
như vậy cũng được xưng là chấp trước đối với những Tôn
giả Sa-môn, Bà-la-môn ấy. Biết rằng cái này thuộc hữu vi là
thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các hành, biết được có sự
đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải thoát khỏi pháp hữu vi,
và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Niết-bàn hiện tiền
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn
do từ bỏ những quan điểm về quá khứ, và từ bỏ những quan
điểm về tương lai, do không hoàn toàn chú tâm đến những
dục kiết sử, đạt được viễn ly hỷ và an trú. Vị ấy nghĩ: "Ðây
là sự thật, đây là thù diệu, tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an
trú". Nhưng nếu viễn ly hỷ ấy của vị này bị đoạn diệt, do
viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi. Do ưu tư được đoạn
diệt, viễn ly hỷ sanh khởi. Ví như, này các Tỷ-kheo, chỗ nào
bóng mát từ bỏ, chỗ ấy sức nóng mặt trời lan rộng, chỗ nào
sức nóng mặt trời từ bỏ, chỗ ấy bóng mát lan rộng; cũng vậy,
này các Tỷ-kheo, do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi.
Do ưu tư được đoạn diệt nên viễn ly hỷ sanh khởi.
Về vấn đề này, này các Tỷ-kheo, Như Lai biết như sau:
Vị Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn này, do từ bỏ những quan
điểm về quá khứ, và do từ bỏ những quan điểm về tương lai,
do hoàn toàn không chú tâm đến các dục kiết sử, sau khi đạt
được viễn ly hỷ, liền an trú: "Ðây là sự thật, đây là thù diệu,
tức là đạt được viễn ly hỷ, ta an trú". Viễn ly ấy của vị này bị
đoạn diệt. Do viễn ly hỷ bị đoạn diệt, ưu tư sanh khởi; do ưu
tư được đoạn diệt, viễn ly hỷ sanh khởi. Biết rằng cái này
thuộc hữu vi pháp là thô pháp, nhưng có sự đoạn diệt các
hành, biết được có sự đoạn diệt này, Như Lai thấy sự giải
thoát khỏi pháp hữu vi và đã vượt khỏi pháp hữu vi.
Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Sa-môn hay Bà-
la-môn, do từ bỏ các quan điểm về quá khứ, do từ bỏ các