Trung Bộ Kinh – Tập 3
379
vị ấy không truy tìm xả, không bị trói buộc bởi vị xả và lạc,
không bị cột chặt bởi vị xả và lạc, không bị triền phược bởi
vị xả và lạc, như vậy được gọi là tâm không trú trước nội
trần.
Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt
hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư,
không khổ không lạc, xả niệm, thanh tịnh. Thức của vị ấy
không truy tìm không khổ không lạc, không bị trói buộc bởi
vị của không khổ không lạc, không bị cột chặt bởi vị của
không khổ không lạc, không bị triền phược bởi kiết sử vị
không khổ không lạc; như vậy gọi là tâm không trú trước nội
trần.
Và thế nào, này chư Hiền, là bị chấp thủ quấy rối? Ở
đây, này chư Hiền, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các
bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu
tập pháp các bậc Thánh, không yết kiến các bậc Chân nhân,
không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp
các bậc Chân nhân, thấy sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là
có sắc, hay thấy sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc.
Sắc pháp ấy của nó có biến hoại, đổi khác. Với sự biến hoại
và đổi khác trong sắc pháp ấy của nó, thức của vị ấy bị tùy
chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp của vị ấy. Do thức bị
tùy chuyển bởi sự biến hoại trong sắc pháp, nên pháp quấy
rối khởi lên, xâm nhập tâm và tồn tại. Vì tâm bị xâm nhập, vị
ấy sợ hãi, bực phiền và đầy những khao khát. Và vị ấy bị
chấp thủ quấy rối.
Vị ấy xem cảm thọ.. tưởng... các hành... thức như là tự
ngã hay tự ngã, như là có thức, hay thức như là trong tự ngã,
hay tự ngã như là trong thức. Thức ấy của vị ấy biến hoại và
đổi khác. Với sự biến hoại và đổi khác trong thức ấy của vị
ấy, thức của vị ấy bị tùy chuyển bởi sự biến hoại trong thức