KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 374

Trung Bộ Kinh – Tập 3

377

gọi là thức đối với ngoại trần bị tán loạn, bị tản rộng. Như
vậy, này chư Hiền, gọi là thức bị tán loạn, bị tản rộng.

Chư Hiền, sao gọi là thức đối với ngoại trần, không bị

tán loạn, không bị tản rộng? Ở đây, này chư Hiền, khi vị Tỷ-
kheo thấy sắc với con mắt, thức không truy cầu sắc tướng,
không bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, không bị cột chặt
bởi vị của sắc tướng; không bị triền phược bởi kiết sử vị của
sắc tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại trần không bị
tán loạn, không bị tản rộng. Khi vị Tỷ-kheo nghe tiếng với
tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi.. cảm xúc với
thân.... nhận thức pháp với ý, thức không truy cầu pháp
tướng, không bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, không bị
cột chặt bởi vị của pháp tướng, không bị triền phược bởi kiết
sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại trần
không bị tán loạn, không bị tản rộng. Như vậy, này chư Hiền,
gọi là thức không bị tán loạn, không bị tản rộng.

Và này chư Hiền, thế nào gọi là tâm trú trước nội trần?

Ở đây, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp,
chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do
ly dục sanh, có tầm có tứ. Thức vị ấy truy tìm hỷ lạc do ly
dục sanh, bị trói buộc bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, bị cột chặt
bởi vị hỷ lạc do ly dục sanh, bị triền phược bởi kiết sử hỷ lạc
do ly dục sanh; như vậy gọi là tâm trú trước nội trần.

Lại nữa, này chư Hiền, vị Tỷ-kheo đình chỉ tầm và tứ,

chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do
định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Thức của
vị ấy truy tìm hỷ lạc do định sanh, bị trói buộc bởi vị hỷ lạc
do định sanh, bị cột chặt bởi vị hỷ lạc do định sanh; bị triền
phược bởi kiết sử hỷ lạc do định sanh; như vậy gọi là tâm trú
trước nội trần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.