376
138. Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết (Uddesavibhanga sutta)
Phạm hạnh kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải
thích rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn
nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi.
Mong Tôn giả Mahakaccana giải thích cho, nếu Tôn giả
không cảm thấy phiền phức.
-- Vậy chư Hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana.
Tôn giả Mahakaccana nói như sau:
-- Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn đọc lên một
cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi
đứng dậy và đã đi vào trong tịnh xá: "Này các Tỷ-kheo, vị
Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của
vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm
không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các
Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không
tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ
quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh,
già, chết trong tương lai". Này chư Hiền, lời tổng thuyết này
được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa
một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:
Chư Hiền, sao gọi là thức đối với ngoại trần, bị tán loạn,
bị tản rộng? Ở đây, này chư Hiền, khi vị Tỷ-kheo thấy sắc
với con mắt, thức truy cầu sắc tướng, bị trói buộc bởi vị của
sắc tướng, bị cột chặt bởi vị của sắc tướng, bị triền phược bởi
kiết sử vị của sắc tướng, như vậy gọi là thức đối với ngoại
trần bị tán loạn, bị tản rộng. Khi vị Tỷ-kheo nghe tiếng với
tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với
thân... nhận thức pháp với ý, thức truy cầu pháp tướng, bị
trói buộc bởi vị của pháp tướng, bị cột chặt bởi vị của pháp
tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy