Trung Bộ Kinh – Tập 3
391
này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta biết những
chữ Pati.. Patta... Vittha.. Sarava... Dharopa... Pona.. Pisila..
Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy, những chữ là như
vậy, như vậy, một người không chấp thủ mà giải thích: "Các
vị ấy y cứ như thế này, giải thích như vậy". Như vậy, này các
Tỷ-kheo là không chấp trước địa phương ngữ, không đi quá
xa ngôn ngữ thường dùng.
Khi được nói đến: "Chớ có chấp trước địa phương ngữ,
chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng", do chính duyên
này được nói đến như vậy.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, phàm lạc gì liên hệ với dục
nhưng có đam mê loại hỷ, hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không
xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như vậy có
đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có nhiệt não, thuộc tà đạo.
Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm lạc gì, liên kết với dục,
nhưng không có đam mê loại hỷ, hạ liệt, đê tiện, phàm phu,
không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục đích, pháp như
vậy không có đau khổ, không có phiền lao, không có ưu não,
không có nhiệt não, thuộc chánh đạo. Do vậy, pháp này là
pháp vô tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm hành trì tự kỷ khổ
hạnh, đau khổ, không xứng bậc Thánh, không liên hệ mục
đích, pháp như vậy có đau khổ, có phiền lao, có ưu não, có
nhiệt não, thuộc tà đạo. Do vậy, pháp này là pháp hữu tránh.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, phàm không có hành trì tự
kỷ khổ hạnh, không đau khổ, không xứng bậc Thánh, không
liên hệ mục đích, pháp như vậy không có đau khổ, không có
phiền lao, không có ưu não, không có nhiệt não, thuộc chánh
đạo. Do vậy, pháp này là pháp vô tránh.