390
139. Kinh Vô tránh phân biệt (Aranavibhanga sutta)
không hư vọng, có liên hệ mục đích; ở đây nên biết thời nói
lên lời mất lòng ấy.
Khi được nói đến: "Không nên nói lên lời bí mật, mặt
đối mặt (với ai), không nên nói lên lời mất lòng", do chính
duyên này được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: "Nên nói thật từ từ, chớ có vội vàng",
do duyên gì được nói đến như vậy?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, nếu nói vội vàng, thời thân
mệt mỏi, tâm bị tổn hại, tiếng bị tổn hại và cổ họng bị đau.
Lời nói một người vội vàng không được rõ ràng và không
được nhận hiểu.
Tại đây, này các Tỷ-kheo, nói lời từ từ, thân không mệt
mỏi, tâm không tổn hại, tiếng không tổn hại và cổ họng
không bị đau. Lời nói một người nói từ từ được rõ ràng và
được nhận hiểu. Khi được nói đến: "Nên nói thật từ từ, chớ
có nói vội vàng ", chính do duyên này được nói đến như vậy.
Khi được nói đến: "Chớ có chấp trước địa phương ngữ,
chớ có đi quá xa ngôn ngữ thường dùng," do duyên gì được
nói đến như vậy? Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chấp trước
địa phương ngữ và đi quá xa ngôn ngữ thường dùng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, trong nhiều quốc độ, người ta
biết (những chữ) Pati... Patta... Vittha.. Sarava.. Dharopa..
Pona... Pisila. Như vậy, như họ biết trong các quốc độ ấy
những chữ là như vậy, như vậy, có người lại làm như vậy,
kiên trì chấp thủ, chấp trước và nói: "Chỉ như vậy là sự thật,
ngoài ra là hư vọng". Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chấp
trước địa phương ngữ, là đi quá xa ngôn ngữ thường dùng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không chấp trước địa
phương ngữ, không đi quá xa ngôn ngữ thường dùng? Ở đây,