Trung Bộ Kinh – Tập 3
79
Vị ấy lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch, như rừng, gốc
cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống
rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già,
lưng thẳng tại chỗ nói trên và an trú chánh niệm trước mặt.
Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột
rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không
sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột
rửa tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống
thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh
sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy
miên; từ bỏ trạo cử hối tiếc, vị ấy sống không trạo cử, nội
tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử hối tiếc; từ bỏ nghi
ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng
lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với các thiện pháp.
Khi đoạn trừ năm triền cái ấy, những pháp làm ô nhiễm
tâm, làm trí tuệ yếu ớt, vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp chứng
và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh,
với tầm với tứ. Vị ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ
hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ,
nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác,
thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú,
chứng và trú Thiền thứ ba. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm
thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc,
xả niệm thanh tịnh.
Này Bà-la-môn, đối với những Tỷ-kheo nào là bậc hữu
học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an
tịnh các triền ách, đó là sự giảng dạy của Ta như vậy đối với
những vị ấy. Còn đối với những vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán,
các lậu đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm,
đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ