KINH TRƯỜNG BỘ - TẬP 1 - Trang 137

140

4. Kinh Sonadanda (Chủng Ðức) (Sonadanda sutta)

Rồi đức Thế Tôn hỏi Bà-la-môn Sonadanda:
- Này Bà-la-môn, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ bao

nhiêu đức tính mới được gọi là Bà-la-môn, và để có thể khi nói:
"Tôi là Bà-la-môn", lời nói ấy là chơn chánh, không phải là lời
nói dối?

12. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sonadanda suy nghĩ: "Thật

vậy, điều mà chúng ta mong ước, hy vọng, yêu cầu, mong đợi.
Mong Sa-môn Gotama hãy hỏi ta câu hỏi thuộc sự truyền về
ba quyển Vedà. Như vậy chắc chắn ta có thể làm tâm trí của
Ngài được thỏa mãn với câu trả lời cho câu hỏi ấy. Nay Sa-
môn Gotama hỏi ta câu hỏi thuộc sự truyền bá về ba quyển
Vedà. Chắc chắn ta có thể làm cho tâm trí của Ngài được thỏa
mãn với câu trả lời cho câu hỏi ấy".

13. Rồi Bà-la-môn Sonadanda ngồi thẳng lưng, nhìn

xung quanh hội chúng và bạch đức Thế Tôn:

- Có năm đức tánh, những vị Bà-la-môn phải đầy đủ

mới được gọi là Bà-la-môn và để có thể khi nói: "Tôi là Bà-
la-môn ", lời nói ấy chơn chánh, không phải là lời nói dối.
Thế nào là năm? Ở đây, này Tôn giả, người Bà-la-môn thiện
sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đến
bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một dèm
pha nào về vấn đề huyết thống thọ sanh. Vị ấy là nhà phúng
tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danh nghĩa, lễ
nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ
năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biệt tài về Thuận thế
(tự nhiên học) và tướng của vị đại nhân. Vị ấy đẹp trai, khả
ái, làm đẹp lòng mọi người, với màu da thù thắng, khôi ngô
tuấn tú, cử chỉ trang nhã, dáng điệu cao thượng. Vị ấy có đức
hạnh, đức độ cao dày, đầy đủ giới hạnh cao dày. Và vị ấy là
người học rộng, sáng suốt, là người đệ nhất hay đệ nhị trong
những người cầm muỗng (để đổ bơ làm lễ tế thần). Này Tôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.