KINH TRƯỜNG BỘ - TẬP 2 - Trang 109

112

16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn (Mahāparinibbāna sutta)

12. Rồi tôn giả Ananda đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ

Ngài và ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, tôn
giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, thật là kỳ diệu! Bạch Thế Tôn thật là

hy hữu! Ðại địa chấn động, đại địa rung động như vậy, ghê
rợn, tóc lông dựng ngược và sấm trời vang dậy. Bạch Thế
Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đại địa chấn động như vậy?

13. - Này Ananda, có tám nhân, có tám duyên khiến đại

địa chấn động. Thế nào là tám? Này Ananda, đại địa này
thiết lập trên nước, nước ở trên gió và gió ở tại hư không.
Này Ananda, đến thời đại phong khởi lên, gió lớn khi thổi
làm nổi sóng nước, và khi nước nổi sóng thì quả đất rung
động. Ðó là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất, đại địa chấn động.

14. Lại nữa này Ananda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn

có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư Thiên có đại
thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn,
quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung
động, chuyển động mạnh. Ðó là nhân thứ hai, duyên thứ hai
khiến đại địa chấn động.

15. Lại nữa, này Ananda, khi vị Bồ-tát ở cõi Tusita

(Ðâu suất) từ bỏ thân, chánh niệm, tỉnh giác, nhập vào mẫu
thai, khi ấy quả đất này rung động, chuyển động, chấn động
mạnh. Ðó là nhân thứ ba, duyên thứ ba khiến đại địa chấn
động.

16. Lại nữa, này Ananda, khi vị Bồ-tát, chánh niệm,

tỉnh giác, ra khỏi mẫu thai, khi ấy quả đất này rung động,
chuyển động, chấn động mạnh. Ðó là nhân thứ tư, duyên thứ
tư khiến đại địa chấn động.

17. Lại nữa, này Ananda, khi Như Lai chứng ngộ vô

thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, khi ấy quả đất rung động,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.