Trường Bộ Kinh – Tập 2 63
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như
vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của tham dục tức là
quyết định.
16. Trước đã nói: "Do duyên lợi, quyết định sanh". Này
Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên lợi quyết
định sanh"? Này Ananda, nếu lợi không có không có bất cứ
loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu lợi không có cho tất cả, nếu lợi
diệt thời quyết định có thể hiện hữu được không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như
vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của quyết định, tức là
lợi.
17. Trước đã nói: "Do duyên tầm cầu, lợi sanh". Này
Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên tầm cầu,
lợi sanh"? Này Ananda, nếu tầm cầu không có bất cứ loại
nào, bất cứ chỗ nào, nếu tầm cầu không có cho tất cả, nếu
tầm cầu diệt thời lợi có thể hiện hữu được không?
- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như
vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của lợi, tức là tầm
cầu.
18. Trước đã nói: "Do duyên ái, tầm cầu sanh". Này
Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên ái, tầm
cầu sanh"? Này Ananda, nếu không có bất cứ loại nào, bất cứ
chỗ nào, nếu ái không có cho tất cả, nếu ái diệt thời tầm cầu
có thể hiện hữu được không?- Bạch Thế Tôn, không!
- Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như
vậy là tập khởi, như vậy là nhơn duyên của tầm cầu, tức là ái.