Trường Bộ Kinh – Tập 3 217
xxxiv) Ba loại sắc tụ: Hữu kiến hữu đối sắc, vô kiến
hữu đối sắc, vô kiến vô đối sắc.
xxxv) Ba hành: Phước hành, phi phước hành, bất động
hành.
xxxvi) Ba loại người: Hữu học nhân, vô học nhân, phi
hữu học phi vô học nhân.
xxxvii) Ba vị trưởng lão: Sanh trưởng lão, pháp trưởng
lão, nhập định trưởng lão.
xxxviii) Ba phước nghiệp sự: Thí hành phước nghiệp
sự, giới hành phước nghiệp sự, tu hành phước nghiệp sự.
xxxix) Ba cử tội sự: Thấy, nghe và nghi.
xl) Ba dục sanh: Này các Hiền giả, có những loại hữu
tình do dục an trú. Ðối với các dục, họ chịu sự an trú, họ bị
chi phối phụ thuộc, như loài Người, một số chư Thiên, một
số tái sanh trong đọa xứ. Ðó là loại dục sanh thứ nhất. Này
các Hiền giả, có những loại hữu tình có lòng dục đối với
những sự vật do họ tạo ra. Họ tạo hóa ra các sự vật và họ
sống bị chi phối phụ thuộc hóa ra các sự vật và họ sống bị
chi phối phụ thuộc trong những dục vọng ấy, như các loài
chư Thiên Nimmàna-Rati (Hóa Lạc thiên). Ðó là loại dục
sanh thứ hai. Này các Hiền giả, có những loại hữu tình có
lòng dục đối sự vật do các loài khác tạo ra. Họ sống bị chi
phối phụ thuộc trong những dục vọng đối với sự vật do các
loại khác tạo ra. Như các loài chư Thiên Para-nimmitava-
savatti (Tha Hóa Tự tại thiên). Ðó là hạng dục sanh thứ ba.
xli) Ba loại lạc sanh: Này các Hiền giả, có những loài
hữu tình (trong quá khứ) luôn luôn tạo ra (thiền định lạc) hay
sống trong sự an lạc, như các vị Brahma - Kàyikà (Phạm
Chúng thiên). Ðó là hạng lạc sanh thứ nhất. Này các Hiền