50
Chương I: Tương Ưng Nhân Duyên
một vị đồng pháp nào có muốn cật vấn cũng không có thể
tìm được lý do để chỉ trích.
11) Ở đây, này Ananda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào
chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm, lạc
khổ ấy chính do duyên xúc. Những Sa-môn, Bà-la-môn
nào... (như trên)... Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ
trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ không do tự mình làm,
không do người khác làm, khổ lạc do tự nhiên sanh; khổ lạc
ấy chính do duyên xúc.
12) Ở đây, này Ananda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào
chủ trương về nghiệp, tuyên bố lạc khổ do tự mình làm, họ
chắc chắn có thể tự cảm thọ không cần đến xúc; sự kiện ấy
không xảy ra. Những Sa-môn, Bà-la-môn nào... (như trên)...
Những Sa-môn, Bà-la-môn nào chủ trương về nghiệp, tuyên
bố lạc khổ không do tự mình làm, không do người khác làm,
lạc khổ do tự nhiên sanh, họ chắc chắn có thể tự cảm thọ
không cần đến xúc; sự kiện ấy không xảy ra.
13) Này Ananda, chỗ nào có thân, do nhân thân tư niệm,
thời nội thân khởi lên lạc khổ. Chỗ nào có lời nói, này Ananda,
do nhân khẩu tư niệm, thời nội thân khởi lên lạc khổ. Chỗ nào
có ý, này Ananda, do nhân ý tư niệm, thời nội thân khởi lên lạc
khổ.
14) Do duyên vô minh, hoặc tự chúng ta, này Ananda,
làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.
Hoặc những người khác, này Ananda, làm các thân hành; do
duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ. Hoặc với ý thức rõ ràng,
này Ananda, làm các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi
lên lạc khổ. Hoặc không với ý thức rõ ràng, này Ananda, làm
các thân hành; do duyên ấy, nội thân khởi lên lạc khổ.