128
Chương I: Tương Ưng Uẩn
thức ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức.
Như vậy, này Tỷ-kheo, là không có thân kiến.
12) -- Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy... hỏi thêm một câu nữa:
-- Bạch Thế Tôn, cái gì là vị ngọt, là sự nguy hiểm, là
sự xuất ly của sắc?... của thọ... của tưởng... của các hành?
Cái gì là vị ngọt, là sự nguy hiểm, là sự xuất ly của thức?
-- Này Tỷ-kheo, do duyên sắc, khởi lên lạc hỷ gì, đó là
vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của
sắc, đó là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục và tham,
sự đoạn tận dục và tham đối với sắc, đó là sự xuất ly của sắc.
Do duyên thọ... Do duyên tưởng... Do duyên các hành... Do
duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đó là vị ngọt của thức. Sự vô
thường, khổ, chịu sự biến hoại của thức, đó là sự nguy hiểm
của thức. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và
tham đối với thức, đó là sự xuất ly của thức.
13) -- Lành thay, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, lại hỏi
Thế Tôn thêm câu nữa:
-- Bạch Thế Tôn, do biết như thế nào, do thấy như thế
nào, đối với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài,
không có (quan điểm): ngã kiến, ngã sở kiến, mạn tùy miên?
-- Này Tỷ-kheo, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện
tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng,
hoặc xa hay gần; tất cả sắc, Tỷ-kheo như thật quán với chánh
trí tuệ như sau: "Ðây không phải của tôi, đây không phải là
tôi, đây không phải tự ngã của tôi". Phàm thọ gì... Phàm
tưởng gì... Phàm các hành gì... Phàm thức gì thuộc quá khứ,
vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt