Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 3
169
9) Biết như vậy, này Ràhula, thấy như vậy đối với thân
có thức này và đối với tất cả các tướng ở ngoài, không có (tư
tưởng) ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên.
X. Ràhula
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ràhula bạch Thế Tôn:
-- Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối
với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không
có những ý niệm về ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên,
vượt ngoài kiêu mạn, tịch tịnh, khéo giải thoát?
4) -- Phàm sắc gì, này Ràhula, thuộc quá khứ, vị lai,
hiện tại, hoặc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần; tất cả pháp,
sau khi thấy với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi,
cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi",
thì sẽ được giải thoát, không có chấp thủ.
5-7) Phàm thọ gì... phàm tưởng gì... phàm các hành gì...
8) Phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội
hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay
gần; tất cả pháp, sau khi thấy với chánh trí tuệ là: "Cái này
không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không
phải tự ngã của tôi", thì sẽ được giải thoát, không có chấp
thủ.
9) Do biết như vậy, này Ràhula, do thấy như vậy, đối
với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không
có những ý niệm về ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên,
vượt ngoài kiêu mạn, được giải thoát, không có chấp thủ.
10) Do biết như vậy, này Ràhula, do thấy như vậy đối
với thân có thức này và đối với tất cả tướng ở ngoài, không