Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 3
241
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không
chấp thủ cái ấy, thời có thể khởi lên (tà) kiến này: "Cái này là
của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) -- Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, đối với
sáu xứ này, nghi hoặc được đoạn trừ; đối với khổ, nghi hoặc
được đoạn trừ;... đối với con đường đưa đến khổ đoạn diệt,
nghi hoặc được đoạn trừ; như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là
bậc Thánh đệ tử đã chứng được Dự lưu, không còn bị thối
đọa, quyết chắc hướng đến giác ngộ.
III. Cái Này Là Tự Ngã (S.iii,204)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, do
thiên chấp cái gì, (tà) kiến này khởi lên: "Cái ấy là tự ngã, cái
ấy là thế giới. Sau khi chết, cái ấy sẽ thường còn, thường
hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"?
3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy
Thế Tôn làm căn bản...
4) -- Do có sắc, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ sắc, do
thiên chấp sắc, (tà) kiến này khởi lên: "Cái ấy là tự ngã, cái
ấy là thế giới. Sau khi chết, cái ấy sẽ thường còn, thường
hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại".
5-7) ... thọ... tưởng... các hành...
8) Do có thức, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức,
(tà) kiến này khởi lên: "Cái ấy là tự ngã, cái ấy là thế giới.
Sau khi chết cái ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường trú,
không chịu sự biến hoại".