Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
213
trán. Sau khi rị chặt trên cái trán, với cái gậy, người ấy đánh
con bò một trận nên thân. Sau khi lấy gậy đánh cho một trận
nên thân, người ấy thả con bò đi.
Lần thứ hai, này các Tỷ-kheo...
Lần thứ ba, này các Tỷ-kheo, có con bò ăn lúa mì, xâm
phạm lúa mì ấy. Người giữ lúa mì nắm chặt cái mũi con bò;
sau khi nắm chắc cái mũi, người ấy rị chặt trên cái trán. Sau
khi rị chặt trên cái trán, với cái gậy, người ấy đánh con bò
một trận nên thân. Sau khi lấy gậy đánh con bò một trận nên
thân, người ấy thả con bò đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con
bò ăn lúa mì ấy đi vào làng, hay đi vào rừng, hay khi đứng,
hay ngồi, nó không xâm phạm lúa mì ấy, vì nó nhớ đến cảm
xúc cái gậy lần trước. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi nào
Tỷ-kheo có tâm chơn trực, chánh trực đối với sáu xúc xứ,
thời nội tâm được an trú, tịnh chỉ, nhứt tâm, Thiền định.
6) Ví như, này các Tỷ-kheo, một vị vua hay đại thần
của vua từ trước chưa từng được nghe tiếng đàn tỳ bà, nay
được nghe tiếng đàn tỳ bà, vị ấy nói: "Này Bạn, tiếng ấy là
tiếng gì, khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say
đắm như vậy, hấp dẫn như vậy?" Họ nói với vị ấy: "Thưa
Tôn giả, đây là đàn tỳ bà, với tiếng khả ái như vậy, mê ly
như vậy, khả lạc như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như
vậy". Vị ấy nói như sau: "Hãy đi và đem đàn tỳ bà ấy về cho
ta". Họ đem đàn tỳ bà về cho vị ấy, và nói như sau: "Thưa
Tôn giả, đàn tỳ bà này với tiếng khả ái như vậy, khả lạc như
vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy". Vị
ấy bèn nói: "Thôi vừa rồi đối với ta về đàn tỳ bà này. Hãy
đem tiếng lại cho ta". Họ thưa với vị ấy: "Thưa Tôn giả, cái
này được gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có
số lớn thành phần. Nhờ nhiều thành phần này nên đàn phát
âm. Như duyên cái bầu, duyên cái da, duyên cái cán, duyên