214
Chương I: Tương Ưng Sáu Xứ
cái đầu, duyên cái dây, duyên cái cung, duyên nỗ lực thích
nghi của người. Như vậy, thưa Tôn giả, cái này gọi là đàn tỳ
bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ
gồm nhiều thành phần này nên đàn phát âm". Rồi vua ấy đập
đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh; sau khi đập bể đàn
tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh, vị ấy chẻ thành từng
miếng nhỏ; sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, vị ấy lấy lửa
đốt; sau khi lấy lửa đốt, vị ấy vun lại thành đống tro; sau khi
vun lại thành đống tro, vị ấy đem quạt đống tro lớn ấy trước
làn gió mạnh, hay để chúng trôi theo dòng nước sông chảy
mạnh. Rồi vị ấy nói: "Thật là hạ liệt, cái gọi đàn tỳ bà này,
dầu cho tỳ bà là cái gì. Ở đây, đại chúng thường phóng dật,
bị hướng dẫn sai lạc".
7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát sắc
cho đến sở thú của sắc, quán sát thọ... quán sát tưởng... quán
sát các hành... quán sát thức cho đến sở thú của thức. Trong
tất cả quán sát này, không có cái gì là "Tôi", là "Của tôi", là
"Tôi là" cả.
206. X. Sáu Sanh Vật (S.iv,198)
1-2) ...
3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, có người thân bị thương
tích, thân bị lở loét, đi vào một khu rừng đầy gai góc. Cỏ và
gai đâm thủng chân người ấy, và cào rách thân lở loét của
người ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, người ấy do nhân
duyên ấy còn cảm thọ khổ ưu nhiều hơn nữa. Cũng vậy, này
các Tỷ-kheo, ở đây có Tỷ-kheo đi vào làng hay đi vào rừng
gặp người chỉ trích Tỷ-kheo ấy, và người chỉ trích nói rằng:
"Tôn giả làm như vậy, sở hành như vậy là gai bất tịnh trong
làng". Biết rằng vị ấy là gai, sau khi biết như vậy, cả hai
(người Tỷ-kheo và người chỉ trích) cần phải hiểu là không hộ
trì và có hộ trì.