Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
219
7) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vua A-tu-la Vepacitti bị
trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ. Này các Tỷ-kheo, khi
ấy vua A-tu-la Vepacitti suy nghĩ như sau: "Chư Thiên theo
Chánh pháp, còn A-tu-la theo phi pháp. Nay ta đi đến thành
của chư Thiên", thời khi ấy vua A-tu-la tự thấy mình được
cởi trói hai chân, hai tay và thứ năm là cổ, và được hưởng
thọ, được thưởng thức đầy đủ năm dục công đức cõi trời. Và
này các Tỷ-kheo, khi vua A-tu-la suy nghĩ như sau: "Các A-
tu-la theo Chánh pháp, chư Thiên theo phi pháp. Ở đây, ta sẽ
đi đến thành của các A-tu-la", thời khi ấy vua A-tu-la tự thấy
mình bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và bị tước bỏ
năm dục công đức cõi trời.
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, thật tế nhị là sự trói buộc
của Vepacitti, và còn tế nhị hơn là sự trói buộc của Màra. Ai
có tư tưởng (Mannamàna), người ấy bị Màra trói buộc. Ai
không có tư tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma.
"Tôi là", này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. "Cái này là tôi",
này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. "Tôi sẽ là", này các Tỷ-
kheo, là một tư tưởng. "Tôi sẽ không là", là một tư tưởng.
"Tôi sẽ có sắc", là một tư tưởng. "Tôi sẽ không có sắc", là
một tư tưởng. "Tôi sẽ có tưởng", là một tư tưởng. "Tôi sẽ
không có tưởng", là một tư tưởng. "Tôi sẽ không có tưởng và
không không có tưởng", là một tư tưởng. Có tư tưởng, này
các Tỷ-kheo, là tham. Có tư tưởng là mụt nhọt. Có tư tưởng
là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học
tập: "Tôi sẽ sống với tâm không có tư tưởng".
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu:
"Tôi là", này các Tỷ-kheo, là một động chuyển (injitam).
"Cái này là tôi", là một động chuyển. "Tôi sẽ là", là một động
chuyển. "Tôi sẽ không là", là một động chuyển. "Tôi sẽ có
sắc", là một động chuyển. "Tôi sẽ có tưởng", là một động