230
Chương II: Tương Ưng Thọ
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi tới, khi đi lui
đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác;
khi co tay, khi duỗi tay, đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình
bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nếm đều tỉnh
giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng,
ngồi, nằm, thức, nói, im lặng đều tỉnh giác. Như vậy, này các
Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo tỉnh giác.
5) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải chánh niệm tỉnh
giác khi thời đã đến. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.
6) Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống chánh niệm,
tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, lạc
thọ khởi lên. Vị ấy tuệ tri như sau: "Lạc thọ này khởi lên nơi
ta. Lạc thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên
gì? Do duyên chính thân này, nhưng thân này là vô thường,
hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này
là vô thường, hữu vi, thời lạc thọ được khởi lên, làm sao
thường trú được?". Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và
lạc thọ. Vị ấy trú, quán tiêu vong (vaya). Vị ấy trú, quán ly
tham. Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ bỏ. Do vị
ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu vong; do vị ấy
trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt; do vị ấy trú,
quán từ bỏ đối với thân và lạc thọ của vị ấy, nên tham tùy
miên đối với thân và lạc thọ được đoạn diệt.
7) Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống chánh niệm,
tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, khổ
thọ khởi lên. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khổ thọ này khởi lên nơi
ta. Khổ thọ ấy có duyên, không phải không duyên. Do duyên
gì? Do duyên chính thân này. Nhưng thân này là vô thường,
hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này
là vô thường, hữu vi, thời khổ thọ được khởi lên, làm sao
thường trú được?". Vị ấy trú, quán vô thường đối với thân và