Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 4
233
6) Này các Tỷ-kheo, khi nào Tỷ-kheo sống chánh niệm,
tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, lạc
thọ khởi lên. Vị ấy rõ biết như sau: "Lạc thọ này khởi lên nơi
ta. Lạc thọ ấy khởi lên có duyên, không phải không duyên.
Do duyên gì? Do duyên xúc này. Nhưng xúc này là vô
thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên xúc khởi lên, và
duyên này là vô thường, hữu vi, thời lạc thọ được khởi lên,
làm sao có thể thường trú được?". Vị ấy trú, quán vô thường
đối với xúc và lạc thọ. Vị ấy trú, quán tiêu vong. Vị ấy trú,
quán ly tham. Vị ấy trú, quán đoạn diệt. Vị ấy trú, quán từ
bỏ. Do vị ấy trú, quán vô thường; do vị ấy trú, quán tiêu
vong; do vị ấy trú, quán ly tham; do vị ấy trú, quán đoạn diệt;
do vị ấy trú, quán từ bỏ đối với xúc và lạc thọ của vị ấy, nên
tham tùy miên đối với xúc và lạc thọ bị đoạn diệt.
7-11) (Giống như kinh trước, từ số 7 đến số 11, chỉ
khác ở đây là duyên xúc, chớ không phải thân này như kinh
trước) "... Ở đây, mọi cảm thọ không có gì đáng hoan hỷ, sẽ
đi đến lắng dịu".
12) Ví như, này các Tỷ-kheo, do duyên dầu... sẽ đi đến
lắng dịu. (như kinh trước).
9. IX. Vô Thường (S.iv,214)
1-2) ...
3) -- Có ba thọ này, này các Tỷ-kheo, vô thường, hữu
vi, do duyên sanh, chịu sự đoạn tận, chịu sự tiêu vong, chịu
sự ly tham, chịu sự đoạn diệt.
4) Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.
5) Ba thọ này, này các Tỷ-kheo, là vô thường, hữu vi,
do duyên sanh, chịu sự đoạn tận, chịu sự tiêu vong, chịu sự
ly tham, chịu sự đoạn diệt.