122
Chương II: Tương Ưng Giác Chi
là trạo hối triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn
này nên thành hai.
18) Cái gì thuộc về nội nghi hoặc, này các Tỷ-kheo, cái
ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại nghi hoặc, cái ấy là triền
cái. Gọi là nghi hoặc triền cái là có ý nghĩa này. Chính do
pháp môn này nên thành hai.
19) Này các Tỷ-kheo, chính là pháp môn này, do pháp
môn này, năm triền cái trở thành mười.
II. Bảy Trở Thành Mười Bốn
20) -- Và này các Tỷ-kheo, pháp môn nào, do y cứ pháp
môn ấy, bảy giác chi trở thành mười bốn?
21) Cái gì là niệm đối với nội pháp, này các Tỷ-kheo,
cái ấy là niệm giác chi. Cái gì là niệm đối với ngoại pháp, cái
ấy là niệm giác chi. Gọi là niệm giác chi là có ý nghĩa này.
Chính do pháp môn này nên thành hai.
22) Cái gì là quyết trạch, tư sát, quán sát với trí tuệ đối
với các nội pháp, này các Tỷ-kheo, cái ấy là trạch pháp giác
chi. Cái gì là quyết trạch, tư sát, quán sát đối với các ngoại
pháp, cái ấy là trạch pháp giác chi. Gọi là trạch pháp giác chi
là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.
23) Cái gì là thân tinh tấn, này các Tỷ-kheo, cái ấy là
tinh tấn giác chi. Cái gì là tâm tinh tấn, cái ấy là tinh tấn giác
chi. Gọi là tinh tấn giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp
môn này nên thành hai.
24) Cái gì là hỷ có tầm, có tứ, này các Tỷ-kheo, cái ấy
là hỷ giác chi. Cái gì là hỷ không tầm, không tứ, cái ấy là hỷ
giác chi. Gọi là hỷ giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp
môn này nên thành hai.