Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 5
123
25) Cái gì là thân khinh an, này các Tỷ-kheo, cái ấy là
khinh an giác chi. Cái gì là tâm khinh an, cái ấy là khinh an
giác chi. Gọi là khinh an giác chi là có ý nghĩa này. Chính do
pháp môn này nên thành hai.
26) Cái gì là định có tầm, có tứ, này các Tỷ-kheo, cái
ấy là định giác chi. Cái gì là định không tầm, không tứ, cái
ấy là định giác chi. Gọi là định giác chi là có ý nghĩa này.
Chính do pháp môn này nên thành hai.
27) Cái gì là xả đối với các nội pháp, này các Tỷ-kheo,
cái ấy là xả giác chi. Cái gì là xả đối với các ngoại pháp, cái
ấy là xả giác chi. Gọi là xả giác chi là có ý nghĩa này. Chính
do pháp môn này nên thành hai.
28) Này các Tỷ-kheo, chính là pháp môn này, y cứ
pháp môn này, bảy giác chi trở thành mười bốn.
53.III. Lửa (Tạp 27,3, Ðại 2, 191c) (S.v,112)
1) ...
2) Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y cầm
y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.
3-10) ... (Giống như kinh Pháp Môn 52)
11) -- Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại
đạo cần được trả lời như sau : "Này chư Hiền, khi tâm thụ
động (linam), trong khi ấy, tu tập giác chi nào là không phải
thời, trong khi ấy, tu tập giác chi nào là phải thời? Nhưng,
này chư Hiền, trong khi tâm dao động (uddhatam), trong khi
ấy, tu tập giác chi nào là không phải thời, trong khi ấy, tu tập
giác chi nào là phải thời?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo,
các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào
khó khăn.