164
Chương III: Tương Ưng Niệm Xứ
ta dùng nhiều", hay: "Món xúp không mặn này chủ ta tán
thán".
9) Này các Tỷ-kheo, người đầu bếp có trí, thông minh,
khéo léo ấy nhận được đồ mặc, nhận được lương bổng, nhận
được tiền thưởng. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, người
đầu bếp có trí, thông minh, khéo léo ấy nắm được sở thích về
việc ăn uống của người chủ của mình.
10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo có
trí, thông minh, khéo léo, trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Do vị ấy
trú, quán thân trên thân, tâm được định tĩnh, các phiền não
được đoạn tận; vị ấy học được tướng ấy. Vị ấy trú, quán thọ
trên các thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Do vị ấy trú, quán pháp trên các pháp, tâm được định tĩnh,
các phiền não được đoạn tận; vị ấy học được tướng ấy.
11) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí, thông minh, khéo
léo ấy, ngay trong hiện tại, chứng được lạc trú, chứng được
chánh niệm tỉnh giác. Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, Tỷ-
kheo có trí, thông minh, khéo léo ấy, học được tướng tâm
của mình.
9. IX. Bệnh (Trường 2, Ðại 1,15ab) (S.v,152)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại làng Beluva.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Hãy đến, này các Tỷ-kheo, hãy an cư vào mùa mưa
xung quanh Vesàli, chỗ nào có bạn bè, có người quen biết
(sandittham), có người thân thiết (sambhattam). Ở đây, Ta sẽ
an cư mùa mưa tại làng Veluva này.