KINH TƯƠNG ƯNG BỘ - TẬP 5 - Trang 183

186

Chương III: Tương Ưng Niệm Xứ

phải như vầy là câu hỏi của Hiền giả: "Này Hiền giả Ananda,
những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những thiện giới
này, vì mục đích gì được Thế Tôn nói đến?" chăng?

-- Thưa vâng, Hiền giả.
4) -- Này Hiền giả Bhadda, những thiện giới này được

Thế Tôn nói đến, những thiện giới này, chính do tu tập bốn
niệm xứ đưa lại, như Thế Tôn đã nói. Thế nào là bốn?

5) Ở đây, này Hiền giả, Tỷ-kheo trú, quán thân trên

thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở
đời... trú, quán thọ trên các cảm thọ... trú, quán tâm trên
tâm... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác,
chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này Hiền giả
Bhadda, những thiện giới này được Thế Tôn nói đến, những
thiện giới này, chính do tu tập bốn niệm xứ đưa lại, như Thế
Tôn đã nói.
22. II. Trú (Tạp 24,29, Ðại 2,173c) (S.v,172)

1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Bhadda nói với Tôn giả Ananda đang

ngồi một bên:

3) -- Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền Giả Ananda,

khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu
dài? Do nhân gì, do duyên gì, này Hiền giả, khi Như Lai
nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài?

-- Lành thay, lành thay, này Hiền giả Bhadda! Hiền

thiện thay, này Hiền giả Bhadda, là trí tuệ của Hiền giả! Hiền
thiện là biện tài của Hiền giả! Chí thiện là câu hỏi của Hiền
giả! Có phải như vầy, này Hiền giả Bhadda, là câu hỏi của
Hiền giả: "Này Hiền giả Ananda, do nhân gì, do duyên gì,
khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp không có tồn tại lâu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.