252
Chương IV: Tương Ưng Căn
6) Như vậy là phải, bạch Thế Tôn. Như vậy là phải,
bạch Thiện Thệ. Con biết như sau, con thấy như sau: "Năm
căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào
bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh".
58. VIII. Hang Con Gấu (S.v,233)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại
Gijjhakùta (núi Linh Thứu) trong hang Con Gấu
(Sùkarakhatà).
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
-- Do thấy lý do gì, này Sàriputta, Tỷ-kheo đã đoạn tận
các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai,
hay lời giảng dạy của Như Lai?
-- Vì thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, bạch Thế Tôn,
nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn
kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
3) -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Do thấy vô
thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, nên Tỷ-kheo
đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối
với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
4) Thế nào là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này
Sàriputta, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày
tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai hay lời giảng dạy
của Như Lai?
5) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu
hoặc tu tập tín căn, đưa đến an tịnh, đưa đến giác ngộ... tấn
căn... niệm căn... định căn... tu tập tuệ căn, đưa đến an tịnh,
đưa đến giác ngộ. Ðây là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách,
bạch Thế Tôn, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu