nghiệm nhà trường cũng cho thấy “ tính độc lập” của một “ nhà bác học” tương lai rồi.
Hải quắn càng cảm mến Quỳnh Như hơn nữa khi nhờ con nhỏ này nó đã có thể hiên ngang khoe với ba mẹ điểm 10 đầu tiên trong cuộc đời học trò dài dằng
dặc của nó. Nó thấy rõ mí mắt ba mẹ nó ửng lên vì sung sướng nhưng do đóng vai phụ huynh của một đứa lười biếng quá lâu năm, ba mẹ nó vẫn bán tín bán
nghi:
- T hiệt không đó, con?
- Dạ thiệt mà.
Đến khi nó chìa ra bài thực hành công nghệ với điểm 10 đỏ chói bên cạnh thì ba mẹ nó
mới tin. Ba nó che miệng hắng giọng thiệt to để không tỏ ra quá cảm động trước “ kỳ tích” của đứa con:
- Giỏi lắm, con trai!
Mẹ nó cụ thể hơn, bà nhìn nó âu yếm:
- T ối nay con thích ăn món gì hở con?
Vì những lẽ đó mà con nhà Hải quắn cảm thấy tất cả những gì gắn với Quỳnh Như đều trở nên đáng yêu: dao, kẹp, giấy thấm, kể cả những hạt giống và những
mẩu đất khô. T hậm chí ngay cả em gái của Quỳnh Như, con nhỏ Quỳnh Dao tinh nghịch lém lỉnh, cũng là một phần không thể thiếu trong những giấc mơ êm
đềm của Hải quắn.
Mà ai chứ con quỷ con này thì lắm trò.
Năm ngoái, có một thời nó “ thọ giáo” Quý ròm.
Năm nay, lên lớp năm, nó có thể tự mình đứng nhất lớp mà không cần gia sư kèm cặp.
Ba nó lái tàu, mẹ nó suốt ngày ở xưởng dệt. Ngoài thời gian ôm tập đến lớp, ở nhà chỉ có hai chị em quanh quẩn với nhau. Cho nên từ hôm Hải quắn lò dò đến
học chung với chị nó, con nhỏ Quỳnh Dao mừng lắm.
Nó cứ bám tò tò theo thằng này hỏi chuyện khiến Quỳnh Như phải gắt:
- Em đi chỗ khác chơi để anh Hải làm thí nghiệm.
Quỳnh Dao “ đi chỗ khác” một lúc, đợi khi chị nó chạy xe ra ngoài mua thứ gì đó, nó lại mon men lại gần Hải quắn:
- Anh Hải nè.
- Gì hở em?