tánh bình đẳng chẳng động, như thế cho đến tám mươi bốn ngàn
pháp môn tổng trì bình đẳng chẳng động, nên biết giác tánh bình
đẳng chẳng động.
Thiện nam tử! Giác tánh cùng khắp, trong sạch chẳng động, tròn đầy
chẳng có ngằn mé. Nên biết lục căn cùng khắp pháp giới, căn cùng
khắp nên biết lục trần cùng khắp pháp giới, trần cùng khắp nên biết
tứ đại cùng khắp pháp giới, như thế cho đến pháp môn tổng trì đều
cùng khắp pháp giới.
Thiện nam tử! Do diệu giác ấy tánh vốn cùng khắp, nên tánh căn
tánh trần chẳng hoại chẳng nhiễm. Vì căn trần chẳng hoại chẳng
nhiễ, như thế cho đến pháp môn tổng trì chẳng hoại chẳng nhiễm,
như ánh sáng của trăm ngàn ngọn đèn chiếu trong một phòng, ánh
sáng ấy cùng khắp, chẳng hoại chẳng nhiễm.
Thiện nam tử! Vì bản giác vốn thành tựu, nên biết Bồ Tát chẳng bị
pháp trói buộc, chẳng cần pháp giải thoát, chẳng chán sanh tử,
chẳng ưa Niết Bàn, chẳng kính trì giới, chẳng ghét phá giới, chẳng
trọng tu lâu, chẳng khinh sơ học. Tạo sao? Vì tất cả đều ở trong bản
giác, ví như con mắt sáng tỏ, thấy rõ cảnh tượng trước mắt, ánh
sáng ấy viên mãn chẳng sanh yêu ghét. Tại sao? Vì bản thể ánh
sáng bất nhị nên chẳng sanh yêu ghét vậy.
Thiện nam tử! Bồ Tát này và chúng sanh đời mạt pháp tu tập tâm
này đều được thành tựu. Vì bản giác vốn đầy đủ, dù nói tu tập thành
tựu, thật vốn vô tu, cũng vô thành tựu. Vì Viên Giác phổ biến chiếu
soi, tịch diệt bất nhị, trong đó bao gồm trăm ngàn muôn ức a tăng kỳ
bất khả thuyết vô số hằng sa thế giới của chư Phật, ví như hoa đốm
hiện trên hư không, khởi diệt lăng xăng, chẳng hợp chẳng lìa, chẳng
trói buộc, chẳng giải thoát, vì thế mới biết chúng sanh bổn lai thành
Phật, sanh tử Niết Bàn đều như việc trong mộng.
Thiện nam tử! Do các pháp như việc trong mộng, nên biết sanh tử và
Niết Bàn chẳng sanh chẳng diệt, chẳng khứ chẳng lai, những sở
chứng ấy chẳng đắc chẳng thất, chẳng thủ chẳng xả, những năng
chứng kia vô tác vô chỉ vô nhậm vô diệt, nơi pháp chứng này rốt
cuộc vô năng chứng vô sở chứng, tất cả pháp tánh đều bình đẳng
chẳng hoại.