pháp đều huyễn. Lúc ấy liền thấy mười phương trong sạch, vô biên
hư không là bản giác sở hiện, bản giác tròn đầy sáng tỏ, hiển hiện
chơn tâm trong sạch. Vì tâm trong sạch nên kiến trần trong sạch (có
năng thấy tức là trần, chẳng phải sắc trần). Kiến trong sạch (chẳng
còn năng kiến sở kiến) nên nhản căn trong sạch, nhãn căn trong
sạch nên nhãn thức trong sạch, do nhãn thức trong sạch nên văn
trần trong sạch (có năng văn tức là trần), văn trong sạch nên nhĩ căn
trong sạch, nhĩ căn trong sạch nên nhĩ thức trong sạch, do nhĩ thức
trong sạch nên giác trần trong sạch (có năng giác tức là trần), như
thế cho đến tỷ, thiệt, thân, ý đều cũng trong sạch như vậy.
Thiện nam tử! Do lục căn trong sạch nên sắc trần trong sạch, sắc
trần trong sạch nên thanh trần trong sạch, cho đến hương, vị, xúc
pháp đều trong sạch như thế.
Thiện nam tử! Do lục trần trong sạch nên địa đại trong sạch, địa đại
trong sạch nên thủy đại trong sạch, hỏa đại, phong đại cũng đều
trong sạch như thế.
Thiện nam tử! Do tứ đại trong sạch nên thập nhị xứ, thập bát giới,
cho đến nhị thập ngũ hữu (gồm dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức là
tam giới) đều trong sạch.
Vì các pháp thế gian của lục phàm trong sạch nên các pháp xuất thế
gian của tứ thánh như: Thập lực, tứ vô sở úy, tứ vô ngại trí, mười
tám pháp bất cộng của Phật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, v.v... đều
trong sạch. Như thế cho đến tám mươi bốn ngàn pháp môn tổng trì,
tất cả đều trong sạch.
Thiện nam tử! Nói tóm lại tất cả pháp đều là tướng, tánh vốn trong
sạch. Vậy thì một thân trong sạch nên nhiều thân trong sạch; vì nhiều
thân trong sạch như thế cho đến mười phương chúng sanh Viên
Giác trong sạch.
Thiện nam tử! Theo sự trong sạch kể trên, do một thế giới trong sạch
nên nhiều thế giới trong sạch, vì nhiều thế giới trong sạch như thế
cho đến khắp không gian và thời gian, tất cả bình đẳng trong sạch
chẳng động.
Thiện nam tử! Vì hư không bình đẳng chẳng động nên biết giác tánh
bình đẳng chẳng động; vì tứ đại bình đẳng chẳng động nên biết giác