KINH VIÊN GIÁC - Trang 21

pháp giới đều như hư không bình đẳng bất nhị, đây gọi là tùy thuận
giác tánh của Như Lai.

Thiện nam tử! Những Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp phải an trụ
tâm như thế này: Bất cứ lúc nào chẳng khởi vọng niệm, đối với vọng
tâm cũng chẳng dừng nghỉ và diệt trừ, nơi cảnh vọng tưởng không
cho liễu tri, đối với sự không liu tri cũng chẳng phân biệt là thật không
liễu tri.

---o0o---

Lược giải:

Bất cứ lúc nào chẳng khởi vọng niệm tức là vô niệm; đối với vọng
tâm cũng chẳng dừng nghỉ và diệt trừ tức là chẳng diệt vọng; nơi
cảnh vọng tưởng không cho liu tri tức là chẳng cho chấp thật có
vọng; đối với sự không liễu tri cũng chẳng phân biệt là thật không liễu
tri tức là chẳng cho chấp thật không có vọng. Tu theo như vậy tức là
giữ được chánh niệm cũng gọi là an trụ tâm vậy.

(Lược giải hết.)

Nếu những chúng sanh đối với pháp môn khó tin khó hieu khó trì
(khó thực hành) này, nghe rồi mà chẳng sanh tâm kinh ngạc và khiếp
sợ, ấy gọi là tùy thuận giác tánh.

Thiện nam tử! Các ngươi nên biết, những chúng sanh này đã từng
cúng dường trăm ngàn muôn ức hằng sa chư Phật và Đại Bồ Tát,
gieo trồng nhiều phước đức thiện căn, nên Phật nói người ấy gọi là
thành tựu nhất thiết chủng trí (quyết định sẽ thành Phật ).

Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Thanh Tịnh Huệ nên biết,
Tánh Bồ Đề viên mãn.
Chẳng thủ cũng chẳng chứng,
Chẳng Bồ Tát chúng sanh.
Khi muốn giác chưa giác,
Có thứ lớp sai biệt.
Chúng sanh bị giải ( kiến giải) chướng,
Bồ tát chưa lìa giác.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.