KINH VIÊN GIÁC - Trang 23

-Thiện nam tử! Vô thượng diệu giác cùng khắp mười phương không
gian và thời gian, sanh ra Như Lai và tất cả pháp, bản thể đồng nhau,
bình đẳng bất nhị, nên những người tu hành thật chẳng có hai. Nếu
tùy thuận phương tiện thì số ấy vô lượng, nay qui nạp lại, theo các
tánh sai biệt phải có ba thứ.

1. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch,
dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, lấy tịnh làm hạnh
quán tâm thể chẳng động. Do lắng lặng các niệm, vọng tưởng ngừng
nghỉ thì thấy tướng nhập khí sanh diệt trong thức thứ tám, quán lâu
thì tịnh huệ sanh khởi, bỗng thấy khách trần lăng xăng của thân tâm
từ nay diệt hẳn, trong tâm liền cảm thấy tịch tịnh khinh an. Vì tâm
được tịch tịnh nên thấy tâm của Như Lai trong mười phương thế giới
đều hiển hiện trong đó như hình tượng hiện trong gương, phương
tiện này gọi là thiền quán Sa Ma Tha.

2. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch,
dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, biết tánh của giác
tâm và căn trần đều do huyn hoá mà sanh khởi các huyễn, nay dùng
huyễn trí (thỉ giác) diệt trừ kẻ huyễn (vô minh), thì hiện thân biến hoá
như huyn, khai phá vô minh để độ chúng huyn. Do huyễn thân hoá
độ chúng sanh mà chẳng chấp tướng chúng sanh nên trong tâm cảm
thấy đại bi khinh an. Tất cả Bồ Tát từ đây khởi hạnh theo thứ lớp tiến
lên, cái huyễn của trí năng quán kia chẳng đồng với cái huyễn của
cảnh sở quán. Trí năng quán tuy chẳng đồng với cảnh sở quán,
nhưng cũng là huyễn, vì sở diệt mà năng còn; nếu chấp năng quán
vẫn chưa lìa huyn, vì năng quán sở quánđều là huyễn, chẳng đồng
với kẻ chấp thật có người để lìa hai thứ huyễn (năng sở). Sở quán
đã diệt thì năng quán cũng tiêu, cảnh trí đều tuyệt, vậy mới được lìa
hẳn tướng huyễn.

Những Bồ Tát này tu theo chánh hạnh ke trên thì được diệu hạnh
viên mãn, cũng như mầm Chơn Như trưởng thành nơi đất pháp thân.
Phương tiện này gọi là thiền quán Tam Ma Bát Đề.

3. Thiện nam tử! Nếu các Bồ Tát ngộ biết Viên Giác vốn trong sạch,
dùng giác tâm trong sạch ấy phát khởi quán chiếu, chẳng chấp
huyễn hoá và tướng tịnh, liễu tri thân tâm đều là chướng ngại, nay
chẳng chấp giác minh (giác minh là cội gốc của vô minh) chẳng ke
chướng ngại, thì được diệt hẳn cảnh ngại và vô ngại. Sự thọ dụng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.