Thiện nam tử! Ví như có người nói rằng: Ta Là Chúng Sanh, thì biết
kẻ nói chúng sanh kia chẳng phải ta cũng chẳng phải ngươi. Sao nói
chẳng phải ta? Vì Ta Là Chúng Sanh thì chẳng phải ta, sao nói
chẳng phải ngươi? Vì nói Ta Là Chúng Sanh thì chẳng phải ngươi
cũng chẳng phải ta vậy.
---o0o---
Lựơc giải:
Nói Ta Là Chúng Sanh vì chúng sanh là nhiều người nhiều loài. Nay
nói Ta chỉ có một mình ta thì chúng sanh chẳng phải ta; nói Ngươi
cũng vậy, chỉ một mình ngươi chẳng phải nhiều chúng sanh, nên nói
Ta Là Chúng Sanh thì chẳng phải ngươi cũng chẳng phải ta vậy.
(Lược giải hết.)
Thiện nam tử! Nếu những chúng sanh có tâm biết năng chứng năng
ngộ đều là ngã tướng nhơn tướng. Nay tiến thêm một bậc, liễu tri
chỗ này là ngã tướng nhơn tướng chẳng thể đến, nhưng còn có sở
liễu tri, biết có năng chứng năng ngộ để lìa, nên gọi là chúng sanh
tướng.
Thiện nam tử! Thế nào là thọ mạng tướng? Những chúng sanh nay
tiến thêm một bậc nữa, tâm quán chiếu sáng tỏ chiếu soi tâm liễu tri
cũng bất khả đắc, chỉ còn một giác thể trong sạch; giác thể này tất cả
nghiệp trí trong luân hồi đều chẳng thể tự thấy được, cũng như con
mắt chẳng tự thấy mắt, tất cả tịch diệt. Vì trụ nơi tịch diệt thì mạng
căn chưa dứt, nên gọi là thọ mạng tướng.
Thiện nam tử! Nếu ta chiếu soi thấy tất cả người giác tri là cấu bẩn
của trần lao. Có năng giác sở giác là chẳng lìa được trần lao. Ví như
canh làm tan băng, canh là năng tan, băng là sở tan; khi băng đã tan
thì canh và băng đều thành nước, năng tan (canh) sở tan (băng) đều
diệt, nếu còn có ke biết băng tan thì còn cái năng biết, cái biết đó là
ngã. Nói "còn thọ mạng tướng" thì nghĩa cũng như vậy.
Thiện nam tử! chúng sanh đời mạt pháp chẳng rõ bốn tướng không
thật, dù trải qua nhiều kiếp siêng năng khổ hạnh tu hành, chỉ gọi là
pháp hữu vi, rốt cuộc cũng chẳng thể thành tựu tất cả thánh quả
(pháp vô vi), cho nên gọi là "Chánh pháp trong đời mạt pháp". Tại