sao? Vì lầm nhận tất cả ngã tướng cho là tướng Niết Bàn; cho có
chứng có ngộ mới gọi là thành tựu. Cũng như có người nhận giặc
làm con thì tài sản nhà họ chẳng thể thành tựu. Tại sao? Như có
người ái luyến ngã, cũng ái luyến Niết Bàn, đè nén gốc ái luyến ngã
trở thành tướng Niết Bàn; có người chán ngã, cũng chán sanh tử,
chẳng biết gốc ái luyến ấy mới thật là chơn sanh tử vậy. Nay có tâm
nhàm chán sanh tử, nên gọi là chẳng giải thoát.
Tại sao biết được pháp ấy chẳng giải thoát?
Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp tu tập Bồ Đề, cho sự chứng
của mình là tự trong sạch, chứng được chút ít cho là đủ, chưa dứt
sạch cội gốc của ngã tướng nên chẳng giải thoát. Nếu có người tán
thán pháp mình thì liền sanh tâm hoan hỷ, muốn cứu độ họ; nếu phỉ
báng pháp sở đắc của mình thì liền sanh tâm sân hận. Vậy thì biết
cái tâm chấp ngã tướng rất kiên có, tiềm ẩn trong tạng thức, gặp
ngoại cảnh kích thích thì phát khởi hiện hành nơi các căn, mãi chẳng
gián đoạn.
Thiện nam tử! Người tu hành vì chẳng dứt sạch ngã tướng nên
chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.
Thiện nam tử! Nếu biết ngã tướng vốn không, thì chẳng có cái bản
ngã để cho họ tán thán và phỉ báng; nay thấy "có ta thuyết pháp" thì
ngã tướng chưa dứt, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ mạng
tướng đều cũng như thế.
Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp vì chưa dứt ngã tướng, cho
sự thuyết pháp là "do ta thuyết", nên pháp của họ thuyết là thuyết cái
bệnh của ngã tướng, chẳng phải thuyết cái pháp của Niết Bàn vậy,
cho nên gọi là kẻ đáng thương xót! Dù siêng năng tinh tấn, chỉ tăng
thêm các pháp của bệnh, nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong
sạch.
Thiện nam tử! Chúng sanh đời mạt pháp vì chẳng thấu rõ bốn tướng
kể trên, chấp chỗ hành và kiến giải của Như Lai cho là kiến giải của
mình, vì chẳng phải do tự mình tu chứng, nên rốt cuộc chẳng thể
thành tựu. Hoặc có chúng sanh chưa đắc nói đắc, chưa chứng nói
chứng, thấy người hơn ta thì sanh tâm ganh tỵ, ấy là do chúng sanh
đó chưa dứt ngã kiến, nên chẳng thể ngộ nhập bản giác trong sạch.