không ngừng từ lúc chúng tôi rời sân bay. Chiếc đài của anh đang mở
chương trình Amazonian Cumbia trong khi những tấm mui nhựa cũ kỹ của
xe va đập vào nhau ồn ào ngang ngửa tiếng rền rĩ của động cơ.
Chúng tôi chạy qua thành phố rồi ra vùng ngoại ô Pucallpa. “Sắp tới
rồi”, anh lái xe, vẫn đang nói chuyện trên điện thoại, gào lên với chúng tôi
át cả tiếng đài. Chúng tôi rẽ vào đường phố lát đá rồi đi vào con đường bụi
đỏ, thỉnh thoảng có những ổ gà lớn, ngập nước.
“Nó đây rồi!” Dì Guida bỗng reo lên. Chiếc xe đỗ xịch lại. Tôi nhìn theo
hướng dì Guida đang chỉ: một ngôi nhà ván gỗ màu xanh lá cây nằm ở bên
trái. “Bao năm qua, nó chẳng thay đổi gì cả.”
Chúng tôi gửi tiền anh lái xe và dì Guida gõ vào cánh cửa trống trơn
không tay nắm, không cửa sổ.
“Ai đấy?” giọng phụ nữ nhanh chóng vang lên.
“Xin chào! Tôi là Guida, một người bạn cũ của Sandra và Đại sư Juan.
Họ có nhà không ạ?”
Cánh cửa xanh chầm chậm mở ra hé lộ một người phụ nữ Amazon trẻ
tuổi với nước da màu gụ sáng, đôi mắt đen xếch lên và mái tóc đen nhánh.
Cô tự giới thiệu về mình rồi cho chúng tôi biết Sandra và Đại sư đi vắng.
“Nhưng chúng ta có thể gọi cho họ”, cô đề nghị. Chúng tôi gật đầu sung
sướng và cô mở rộng cửa, dẫn chúng tôi qua một hành lang gỗ nhỏ hẹp, mờ
mờ vào một văn phòng rộng rãi. Trong lúc dì Guida và người phụ nữ kia
gọi điện thoại, tôi quan sát căn phòng.
Tất cả được sắp đặt cẩn thận, từ các món nho nhỏ trên kệ tới những bức
tranh trên tường, mỗi bức đều khắc họa gương mặt hạnh phúc với nụ cười
tươi rói, đôi mắt đen sắc lẹm. Các hoa văn hình học phức tạp của những
thiết kế Shipibo được dùng để trang trí bình lọ, vật trưng bày và vải dệt.
Một chiếc mũ và áo choàng Asháninka được trưng bày trên tường, bao
quanh là cung tên, các dây chuyền hạt, vỏ ốc, lông chim nhiệt đới và các
dây leo dày, khô cong.
Cùng với các đồ trang trí truyền thống là những dấu hiệu của Peru hiện
đại: những lá cờ Peru nhỏ và các tấm áp phích lớn “Các kỳ quan Peru”