KỲ BÍ DÒNG SÔNG SÔI TRONG LÒNG AMAZON - Trang 30

sông tràn ngập những cây lupuna khổng lồ. Những người đàn ông với
những cây sào dài, đi tới đi lui trên những khúc gỗ nổi khổng lồ, đưa chúng
xuống hạ nguồn. Thật dễ hiểu tại sao họ lại chuyển gỗ trong đêm.

“Mỗi cái cây đó dễ đến hàng trăm tuổi. Đây chính xác là điều dì đã giúp

đỡ cộng đồng chống lại. Dì cảm thấy thật bất lực, dì khụy xuống và khóc.

Ngày hôm sau, dì kể lại những điều mình đã thấy. Dân làng đã quá quen

thuộc với cảnh tượng này. Họ mô tả những kẻ trộm gỗ xuất hiện như thế
nào, đốn hạ những cây gỗ lớn ra sao, sau đó chuồn đi, đốt trụi những vạt cỏ
tạo thành các con đường để lăn hoặc kéo các thân cây tới khúc sông gần
nhất, sử dụng các máy kéo giống như bọn chúng đã để lại con đường mòn
chúng ta mới thấy.”

Cơn giận trào lên trong tôi. “Thật khủng khiếp”, tôi lầm bầm.
“Nhưng đây mới là điều đau đớn nhất,” dì Guida tiếp tục. “Chúng ta phát

hiện ra hầu hết những cây cổ thụ đó được sử dụng để làm gỗ dán. Gỗ dán!
Lupuna được biết đến là Quý bà của Rừng Già. Thân cây có thể rộng đến
hơn ba thước.”

Chúng cũng được coi là nơi trú ẩn của những linh hồn hùng mạnh và

trong một số bộ lạc, việc đại, tiểu tiện ở gần một cây lupuna cũng bị coi là
tội lỗi tày đình. Vậy mà chúng bị đưa ra làm gỗ dán.”

Một sự im lặng chán nản bao trùm lấy cả nhóm khi chúng tôi tiếp tục

cuộc hành trình xuyên rừng. Những ý nghĩ của tôi trở lại với Sông Sôi. Nếu
những miêu tả về dòng sông là thật và không đơn thuần là một sự cường
điệu, có thể có ba cách giải thích: đó là một hệ thống núi lửa/mắc-ma, hoặc
là một hệ thống thủy nhiệt không bao gồm núi lửa, nơi nước địa nhiệt từ
sâu trong lòng đất chảy tới bề mặt trái đất, hoặc do con người tạo ra.

Khả năng cuối cùng khiến tôi bối rối. Nếu Sông Sôi chỉ là kết quả của

một tai nạn mỏ dầu – một mỏ dầu bị bỏ hoang không đúng cách, kỹ thuật
thủy lực cắt phá bị làm sai hay nước thải từ giếng dầu bị đưa vào Trái đất
sai cách thì sao? Tôi biết nhiều trường hợp, ở Peru và nước ngoài, các tai
nạn mỏ dầu đã gây ra các đặc tính địa nhiệt – và tai nạn tai tiếng nhất là núi
lửa bùn Lusi ở Đông Java, khiến hơn ba vạn người phải sơ tán. Những tai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.